Những điều kiêng kị ai cũng nên biết trong tết Hàn thực

Tết Hàn thực mang ý nghĩa tưởng nhớ ông bà tổ tiên, những người đã khuất. Để mọi việc hanh thông, may mắn, gia chủ nên ghi nhớ những điều kiêng kị dưới đây.

Theo phong tục Việt Nam, ngày 3/3 âm lịch là tết Hàn thực với ý nghĩa đánh dấu bước chuyển mình của vạn vật trước khi bước sang mùa hè. Đây là dịp mỗi gia đình tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên, người đã khuất.

Tuy vậy, theo phong tục tập quán từ xa xưa, trong ngày này, gia chủ cũng cần chú ý những điều kiêng kị. Dưới đây là việc không nên làm để ngày tết Hàn thực thực sự trọn vẹn, tốt lành.

Cúng bánh trôi, bánh chay ngũ sắc

Những điều kiêng kị ai cũng nên biết trong tết Hàn thực-1

Tết Hàn thực không nên bày biện bánh trôi nước ngũ sắc trên mâm cúng. (Ảnh: Bảo Ngọc)

Bánh trôi là món không thể thiếu trong ngày tết Hàn thực. Vào ngày ngày, nhiều gia đình còn chế biến món bánh trôi ngũ sắc để thắp hương, dâng lên tổ tiên.

Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu văn hóa, TS. Nguyễn Ánh Hồng, việc làm trên không đúng với ý nghĩa nguyên gốc của tết Hàn thực. Theo truyền thống, bánh trôi được làm từ bột nếp trắng tròn đầy, tinh khiết với nhân đường phèn.

Hình ảnh chiếc bánh trôi đã đi vào câu thơ của thi sĩ Hồ Xuân Hương. Vì thế, ngày tết Hàn thực ở Việt Nam còn được xem là một ngày tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ.

Ở làng Hát Môn (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) còn có tục lệ cúng tết Hàn Thực vào ngày 6/3 âm lịch để tưởng nhớ vị nữ anh hùng Hai Bà Trưng.

Kiêng đồ ăn mặn

Những điều kiêng kị ai cũng nên biết trong tết Hàn thực-2

Nên kiêng các món ăn mặn vào ngày tết Hàn thực. (Ảnh minh họa: Pexels).

Trong ngày tết Hàn thực, các gia đình thường ăn chay, kiêng ăn mặn để tránh sát sinh. Tục lệ này cũng liên quan đến tiết Thanh minh và mang ý nghĩa mong cầu cho linh hồn người đã khuất dễ dàng siêu thoát.

Nếu không có điều kiện để ăn chay thì vào ngày này, gia chủ cũng cần kiêng sát sinh trong nhà để thể hiện sự tôn kính với người đã khuất.

Kiêng lửa

Những điều kiêng kị ai cũng nên biết trong tết Hàn thực-3

Tại Việt Nam, việc kiêng lửa vào ngày tết Hàn thực được tượng trưng bằng việc ăn món nguội là bánh trôi và bánh chay. (Ảnh minh họa: Pexels).

Theo nghĩa chữ Hán, “hàn” là lạnh, “thực” là ăn. Tết Hàn thực là ngày Tết ăn đồ lạnh. Do đó, vào ngày này, người dân Trung Quốc thường kiêng lửa, kiêng nấu nướng mà chỉ dùng những đồ ăn nguội.

Tuy nhiên ở Việt Nam, hoạt động nấu nướng vẫn diễn ra bình thường vào tết Hàn thực. Việc kiêng lửa được tượng trưng bằng việc ăn món nguội là bánh trôi và bánh chay.

Kiêng việc bày vẽ mâm cao cỗ đầy

Vào ngày tết Hàn thực, gia chủ tuyệt đối không bày vẽ mâm cỗ cúng cầu kỳ hay đắt đỏ gây tốn kém, lãng phí.

TS Nguyễn Ánh Hồng khuyến cáo, mâm cúng ngày tết Hàn thực chỉ cần bánh trôi, bánh chay đơn giản. Gia chủ nên thành tâm khi dâng mâm cúng của mình lên tổ tiên để nguyện cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình.

Kiêng chuyển nhà

Những điều kiêng kị ai cũng nên biết trong tết Hàn thực-4

Không nên chuyển nhà vào ngày tết Hàn thực. (Ảnh minh họa: Pexels).

Ngày tết Hàn thực, gia chủ cũng cần kiêng chuyển nhà. Bởi, theo quan niệm của người xưa, người thân sau khi qua đời vẫn luôn ở lại nơi mà trước khi mất họ từng ở và hiện hữu bên những người thân yêu.

Việc di chuyển nhà cửa vào ngày này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến “vong linh” người đã khuất.

 

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/cung-tet-han-thuc-nam-2023-nen-kieng-ki-dieu-gi-2133480.html

Tết hàn thực


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.