- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhật ký chăm vợ đẻ: Lần đầu tắm cho vợ
Các cụ bảo rằng: “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” nhưng có lẽ ở trong bệnh viện một ngày còn dài hơn cả một ngàn năm nữa.
Các cụ bảo rằng: “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” nhưng có lẽ ở trong bệnh viện một ngày còn dài hơn cả một ngàn năm nữa.
Nhật ký của ông chồng đi "nuôi" vợ đẻ
Bữa cơm bỏ dở và người đàn bà tội nghiệp
Sau khi sắp xếp yên ổn chỗ nằm và nhận bàn giao con, tôi bắt đầu cảm thấy đói. Một đêm thức trắng với những lo lắng, hồi hộp khiến tôi gần như kiệt sức. Tôi đi vội ra căng-tin bệnh viện. Dù rất to và có vẻ sạch sẽ nhưng cái căng-tin này khá vắng vẻ. Chắc có lẽ giá cả của nó không hề rẻ. Nhưng kệ, mấy khi được “ăn cơm bệnh viện”.
Tôi chọn cho mình một cái bàn có “view” đẹp nhất để vừa ăn vừa quan sát xung quanh. Đó là một thói quen. Cả phòng ăn rộng rãi có khoảng chục thực khách. Họ ăn vội vàng và chăm chú. Chỉ có duy nhất một người đàn bà nhỏ thó mặc chiếc áo trắng đã ngả sang màu nâu đất vừa ăn vừa nhẩn nha quan sát. Đặc biệt, suất ăn của bà chỉ có duy nhất cơm một bát nước canh cùng bát mắm mặn chát. Bên cạnh bà là một chiếc cặp lồng cơm – có lẽ của người nhà đang để sẵn.
Tôi thực sự ngạc nhiên khi có một thực khách ngồi bàn đối diện đứng dậy, bà già tội nghiệp vội vàng nhặt những miếng thức ăn mà người khách kia bỏ lại vào chiếc cặp lồng mang theo với dáng vẻ vừa như sợ sệt, vừa như ngại ngùng. Hành động ấy của bà khiến cổ họng tôi nghẹn đắng lại. Tôi vội vàng đứng dậy trả tiền và ra về dù suất ăn của tôi vừa được nhân viện căng-tin mang đến. Bước vội ra khỏi căng-tin, tôi vẫn cảm nhận được ánh mắt vừa khó hiểu, vừa mừng rỡ của người đàn bà ấy. Bà cho cả suất ăn của tôi vào một chiếc túi li-nông nhỏ rồi vội vã bỏ đi.
Buổi tối hôm ấy, tôi vẫn thấy người đàn bà tội nghiệp ấy ngồi chậm rãi nhai cơm và quan sát xung quanh. Chẳng lẽ, trong cuộc đời này lại vẫn còn những kiếp người cơ cực đến vậy sao.
Những vết rạn trên bụng vợ
Bỏ qua những ám ảnh về người đàn bà tội nghiệp, tôi lao vào cuộc chiến chăm sóc vợ. Vợ tôi khá yếu nên vết thương có lẽ cũng đau hơn lẽ thường. Cô ấy lại không có sữa nên việc chăm con “giao phó” cả cho tôi và bà ngoại. Tôi tất bật đi “săn nước”. Cuộc chiến săn nước này cũng không hề đơn giản.
Nếu ra ngoài cổng bệnh viện thì có thể mua được nước ngay nhưng tôi muốn tiết kiệm tiền. Hơn nữa ngồi trong phòng bệnh cũng có “tỉ phú” thời gian để tôi đi “xếp hàng phích” chờ lấy nước từ cây nước nóng của bệnh viện. Hàng chục chiếc phích đã chờ sẵn phía trước, rồi nước sôi không đủ phải “chờ” thế nên cũng phải mất vài tiếng đồng hồ tôi mới thủ cho mình được 2 phích nước sôi. Nói một cách lạc quan thì việc đi lấy nước ở bệnh viện sẽ giúp cho chúng ta hình dung được phần nào cuộc sống thời kỳ bao cấp.
Vì vợ tôi rất yếu nên việc đi lại, vệ sinh vẫn phải hỗ trợ khá nhiều. Tôi dìu vợ đi quanh cái hành lang chật hẹp ngổn ngang người nằm, người ngồi để đi đến nhà vệ sinh. Vợ tôi vừa cố lê bước vừa rên. Có lẽ cô ấy rất đau. Bởi bình thường, tôi chưa thấy cô ấy kêu ca điều gì.
Để vợ vệ sinh, tôi chạy về phòng mang phích nước nóng ra để rửa vết mổ cho vợ. Lần đầu tiên trong đời tôi tắm rửa cho vợ mình. Cái vòng eo 58 của vợ dường như đã biến thành vòng eo 100 với những vết rạn dọc ngang không đường lối. Chắc có lẽ, sau này vợ tôi sẽ không dám mặc đồ bơi nữa. Cái bụng ngấn mỡ với những vết rạn chạy dọc chạy ngang từ bụng đến bẹn, đùi và ngực của cô ấy khiến lòng tôi như thắt lại. Tôi chợt thấy mình quá vô tâm trong thời gian qua. Có lẽ, tôi chưa bao giờ nhìn thấy sự hy sinh của cô ấy dành cho bố con tôi.
Khuôn mặt tái xanh vì đau đớn của vợ tôi bỗng ửng hồng. Có lẽ cô ấy cũng xúc động khi được tôi chăm sóc. Tôi chợt hiểu ra, hạnh phúc vợ chồng đôi khi chỉ là những điều vô cùng bình dị. Là được chăm sóc và yêu thương nhau những lúc ốm yếu, khó khăn.
Tôi muốn lưu giữ mãi cái cảm xúc này để sống tốt hơn, yêu thương và trân trọng hơn người phụ nữ đã vì tôi và con mà hy sinh sức khỏe và sắc đẹp của mình. Chưa bao giờ tôi thấy vợ mình đẹp như lúc này.
Nhật ký của ông chồng đi "nuôi" vợ đẻ
Nhật ký của ông chồng đi "nuôi" vợ đẻ
Bữa cơm bỏ dở và người đàn bà tội nghiệp
Sau khi sắp xếp yên ổn chỗ nằm và nhận bàn giao con, tôi bắt đầu cảm thấy đói. Một đêm thức trắng với những lo lắng, hồi hộp khiến tôi gần như kiệt sức. Tôi đi vội ra căng-tin bệnh viện. Dù rất to và có vẻ sạch sẽ nhưng cái căng-tin này khá vắng vẻ. Chắc có lẽ giá cả của nó không hề rẻ. Nhưng kệ, mấy khi được “ăn cơm bệnh viện”.
Tôi chọn cho mình một cái bàn có “view” đẹp nhất để vừa ăn vừa quan sát xung quanh. Đó là một thói quen. Cả phòng ăn rộng rãi có khoảng chục thực khách. Họ ăn vội vàng và chăm chú. Chỉ có duy nhất một người đàn bà nhỏ thó mặc chiếc áo trắng đã ngả sang màu nâu đất vừa ăn vừa nhẩn nha quan sát. Đặc biệt, suất ăn của bà chỉ có duy nhất cơm một bát nước canh cùng bát mắm mặn chát. Bên cạnh bà là một chiếc cặp lồng cơm – có lẽ của người nhà đang để sẵn.
Tôi thực sự ngạc nhiên khi có một thực khách ngồi bàn đối diện đứng dậy, bà già tội nghiệp vội vàng nhặt những miếng thức ăn mà người khách kia bỏ lại vào chiếc cặp lồng mang theo với dáng vẻ vừa như sợ sệt, vừa như ngại ngùng. Hành động ấy của bà khiến cổ họng tôi nghẹn đắng lại. Tôi vội vàng đứng dậy trả tiền và ra về dù suất ăn của tôi vừa được nhân viện căng-tin mang đến. Bước vội ra khỏi căng-tin, tôi vẫn cảm nhận được ánh mắt vừa khó hiểu, vừa mừng rỡ của người đàn bà ấy. Bà cho cả suất ăn của tôi vào một chiếc túi li-nông nhỏ rồi vội vã bỏ đi.
Buổi tối hôm ấy, tôi vẫn thấy người đàn bà tội nghiệp ấy ngồi chậm rãi nhai cơm và quan sát xung quanh. Chẳng lẽ, trong cuộc đời này lại vẫn còn những kiếp người cơ cực đến vậy sao.
Những vết rạn trên bụng vợ
Bỏ qua những ám ảnh về người đàn bà tội nghiệp, tôi lao vào cuộc chiến chăm sóc vợ. Vợ tôi khá yếu nên vết thương có lẽ cũng đau hơn lẽ thường. Cô ấy lại không có sữa nên việc chăm con “giao phó” cả cho tôi và bà ngoại. Tôi tất bật đi “săn nước”. Cuộc chiến săn nước này cũng không hề đơn giản.
Nếu ra ngoài cổng bệnh viện thì có thể mua được nước ngay nhưng tôi muốn tiết kiệm tiền. Hơn nữa ngồi trong phòng bệnh cũng có “tỉ phú” thời gian để tôi đi “xếp hàng phích” chờ lấy nước từ cây nước nóng của bệnh viện. Hàng chục chiếc phích đã chờ sẵn phía trước, rồi nước sôi không đủ phải “chờ” thế nên cũng phải mất vài tiếng đồng hồ tôi mới thủ cho mình được 2 phích nước sôi. Nói một cách lạc quan thì việc đi lấy nước ở bệnh viện sẽ giúp cho chúng ta hình dung được phần nào cuộc sống thời kỳ bao cấp.
Vì vợ tôi rất yếu nên việc đi lại, vệ sinh vẫn phải hỗ trợ khá nhiều. Tôi dìu vợ đi quanh cái hành lang chật hẹp ngổn ngang người nằm, người ngồi để đi đến nhà vệ sinh. Vợ tôi vừa cố lê bước vừa rên. Có lẽ cô ấy rất đau. Bởi bình thường, tôi chưa thấy cô ấy kêu ca điều gì.
Để vợ vệ sinh, tôi chạy về phòng mang phích nước nóng ra để rửa vết mổ cho vợ. Lần đầu tiên trong đời tôi tắm rửa cho vợ mình. Cái vòng eo 58 của vợ dường như đã biến thành vòng eo 100 với những vết rạn dọc ngang không đường lối. Chắc có lẽ, sau này vợ tôi sẽ không dám mặc đồ bơi nữa. Cái bụng ngấn mỡ với những vết rạn chạy dọc chạy ngang từ bụng đến bẹn, đùi và ngực của cô ấy khiến lòng tôi như thắt lại. Tôi chợt thấy mình quá vô tâm trong thời gian qua. Có lẽ, tôi chưa bao giờ nhìn thấy sự hy sinh của cô ấy dành cho bố con tôi.
Khuôn mặt tái xanh vì đau đớn của vợ tôi bỗng ửng hồng. Có lẽ cô ấy cũng xúc động khi được tôi chăm sóc. Tôi chợt hiểu ra, hạnh phúc vợ chồng đôi khi chỉ là những điều vô cùng bình dị. Là được chăm sóc và yêu thương nhau những lúc ốm yếu, khó khăn.
Tôi muốn lưu giữ mãi cái cảm xúc này để sống tốt hơn, yêu thương và trân trọng hơn người phụ nữ đã vì tôi và con mà hy sinh sức khỏe và sắc đẹp của mình. Chưa bao giờ tôi thấy vợ mình đẹp như lúc này.
Nhật ký của ông chồng đi "nuôi" vợ đẻ
Độc giả LN - VietNamNet
-
Đời sống7 giờ trướcClip có hơn 7 triệu lượt xem tiết lộ sự thật khiến nhiều người "ngã ngửa": Chiếc kiềng rất lớn mà nhiều cô dâu đeo nhìn như mấy cây vàng, thực chất có thể là 1 chỉ.
-
Đời sống10 giờ trướcKhái niệm "girl’s girl" ngày càng phổ biến và được nhiều người tìm kiếm, nhưng "girl’s girl" là gì và tại sao đó là hình mẫu mà nhiều cô gái muốn trở thành?
-
Đời sống10 giờ trước“Nỗi buồn và sự khổ đau không giết chết được ta. Nhưng bản thân ta sẽ chết dần chết mòn, thậm chí tìm đến điều dại dột vì tự đẩy mình chết chìm trong đau khổ”, chị Hà Thị Hương * (54 tuổi, kinh doanh ngành làm đẹp) chia sẻ.
-
Đời sống12 giờ trướcDù món “quốc dân” này có mùi vị khá mạnh, không phải ai cũng dám thưởng thức, ngay cả với người Việt nhưng vị khách Tây này vẫn ăn ngon lành và liên tục dành lời khen.
-
Đời sống12 giờ trướcKhách dự đám cưới “được ăn, được nói, được gói mang về”. Ngoài ra, đám cưới của chú rể Bình Định còn có nhiều nghi thức lạ lẫm và thú vị.
-
Đời sống15 giờ trướcBên cạnh Labubu, "bé 3" Baby Three, "túi mù" hay "đập hộp mù"... liên tiếp trở thành hot trend gây sốt với các bạn trẻ, "đá thú cưng" cũng là món đồ đang được nhiều người trẻ Trung Quốc ưa chuộng và coi như thú cưng.
-
Đời sống16 giờ trướcChàng trai Bùi Đình Quảng (quê ở Bắc Giang) và cô gái Nguyễn Thị Ngọc Thơ (ở Hà Nội) cùng đến từ Học viện Hậu Cần tình cờ gặp nhau tại một ga tàu nhộn nhịp, để rồi khởi duyên, hẹn hò với sự tương đồng về ước mơ trở thành những quân nhân mẫu mực.
-
Đời sống17 giờ trướcNgoài màu đỏ đặc trưng của bản mệnh Hoả, những chủ nhân tuổi Bính Dần sinh năm 1986 còn hợp với rất nhiều màu sắc xe khác nhau như vàng, nâu hay xanh lá cây,...
-
Đời sống17 giờ trướcChẳng ai có quyền phán xét, đánh giá bạn, trừ khi bạn cho phép họ làm vậy với bạn! Tin tôi đi, bạn ổn mà!
-
Đời sống17 giờ trướcPhố cổ Hội An được bình chọn là một trong 25 thành phố tốt nhất thế giới, điều đó cho thấy sức hút của phố cổ chưa bao giờ "hạ nhiệt".
-
Đời sống19 giờ trướcỞ tuổi 49, con người cần tiến một bước mới để hiểu rõ vận mệnh và tìm thấy giá trị cuộc sống. Nếu vẫn bôn ba khắp nơi, họ có thể không đạt được sự thăng hoa trong đời sống và khó lòng nhận ra giá trị sống.
-
Đời sống19 giờ trướcPhotobooth, thường được gọi là chụp ảnh Hàn Quốc, từng nổi đình đám 15 năm trước rồi bị lãng quên dần, gần đây bỗng bùng nổ thành một "hot trend" trong giới trẻ.
-
Đời sống19 giờ trướcMẹ đẻ tặng con gái 1.000 cây vàng, cô dâu Thanh Hóa đeo “vàng lồng vàng”, hai họ tặng nhiều quà đến mức không kịp kiểm kê... là những đám cưới “gây bão” mạng xã hội năm 2024.
-
Đời sống1 ngày trướcThừa nhận món ăn ngon nhất khi thưởng thức nóng nên vị khách Hàn Quốc dù đổ nhiều mồ hôi vẫn thấy hạnh phúc, xuýt xoa khen và húp cạn cả nước sốt.