Tại sao nhiều người chấp nhận an phận với công việc ổn định, lương đủ sống, cơm ngày 3 bữa mà không có nhu cầu tiến xa?

Nói không ngoa khi có rất nhiều người chọn lối sống này. Rốt cuộc là vì sao?

Đó là tâm lý của những người sợ rủi ro, sợ thất bại mà chẳng dám thử thách bản thân tìm một công việc lương cao hơn nhưng thử thách cũng nhiều hơn.

Có 2 lý do cơ bản nhất:

Một, nói một cách đơn giản nhất, chúng ta cảm thấy hài lòng với những gì đang có. Một ngôi nhà che nắng che mưa (dù là ở trọ), những bữa cơm đủ 3 món, những bộ quần áo tinh tươm.

Hai, xét về góc độ tâm lý, đó là bởi một thứ gọi là hiệu ứng thiên kiến kẻ sống sót ngược (reverse survivorship bias). Bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm này chưa? Hiệu ứng này thường sẽ xảy khi một người chỉ nhìn vào sự thất bại của người khác rồi lấy đó làm nỗi sợ, ngăn cản bản thân mình thành công.

Có một đoạn video được đăng tải trên Quora quay lại một cuộc thi thố ở ngôi làng Châu Á để giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của tâm lý này đến việc an phận với một công việc làng nhàng.

Tại sao nhiều người chấp nhận an phận với công việc ổn định, lương đủ sống, cơm ngày 3 bữa mà không có nhu cầu tiến xa?-1

Hình ảnh trong đoạn video cho thấy, người thắng cuộc sẽ là người chạy xe qua cây cầu bắc qua một cái đầm nhỏ mà không bị rơi xuống. Cây cầu thì nhỏ, ban tổ chức còn bố trí các thử thách với độ dốc khác nhau dọc cây cầu. Video bắt đầu với cảnh một thí sinh đi được 90% cây cầu nhưng ở 10% cuối cùng, chàng trai trẻ đã nghiêng qua phải và rơi xuống nước. May mắn, cú ngã không khiến anh ta bị thương.

Trong vài giây đầu tiên, nhiều người đã bắt đầu suy nghĩ: “Có vẻ dễ. Anh ta đã tiến đến rất gần vạch đích. Nếu mình kiểm soát tốt ở khúc cuối cây cầu, mình sẽ hoàn thành thôi”.

Và rồi những người tiếp theo tham gia, liệu họ có cái kết như mong đợi?

Người thứ hai thậm chí không vượt qua được 10% đầu tiên của cây cầu. Bánh xe trước chệch sang một bên và thí sinh này rơi xuống nước ngay lập tức. Cú ngã có vẻ đau!

Người thứ ba cũng ngã tương tự như vậy, ngực và hai tay đập vào cây cầu. Nhiều người xem suy đoán có thể cậu này nhẹ thì trầy xước da, nặng thì gãy xuóng.

Người tiếp theo bị té và không thể tự đứng dậy được, phải nhờ những người xung quanh đưa lên khỏi mặt nước. Một người sau đó vẫn té và một người kế tiếp thậm chi không dám bắt đầu vì quá sợ hãi.

Nhìn những chàng trai trẻ này té bầm dập, nhiều người xem đã phải thôt lên: “Kinh thật! Mấy cú té đó đau lắm đây. Đừng ai thử trò này. Đáng sợ!”.

Thống kê sơ bộ từ video này cho thấy, cứ có một người đến gần 90% vạch đích chiến thắng thì có khoảng gần 10 người bị bầm tím, bị thương, có khi còn gãy xương nữa. Trong khi có vài người lấy người đầu tiên làm cảm hứng, là động lực phấn đấu thì nhiều người lại nhìn thấy sự ráng sức vô vọng và bầm dập của những người còn lại và ngăn không cho bản thân làm việc này. 

Tại sao nhiều người chấp nhận an phận với công việc ổn định, lương đủ sống, cơm ngày 3 bữa mà không có nhu cầu tiến xa?-2

Đó là tâm lý của những người sợ rủi ro, là hiệu ứng thiên kiến kẻ sống sót ngược được nhắc đến từ đầu bài, giải thích được một phần lý do của những người chấp nhận một công việc làng nhàng, ngày 8 tiếng, lương đủ ăn đủ mặc, mà họ vẫn không có động lực đi tìm một công việc mới tốt hơn, lương cao hơn, hay thậm chí là khởi nghiệp để tìm kiếm một cơ hội thành công.

Họ sợ thất bại. Họ nhìn thấy những người dám thay đổi, dám từ bỏ những thứ đang có để phấn đấu cho một thử thách có thể mang đến thành công nhưng bị thất bại, để rồi lấy đó làm một rào cản, ngăn không cho bản thân cố gắng hơn. 

Họ chọn một giải pháp làng nhàng, chấp nhận một công việc chưa hẳn là yêu thích nhưng sẽ mang đến một mức lương đủ để trang trải chi phí mỗi ngày, còn hơn là khởi nghiệp, là sống tham vọng nhưng rồi gánh lấy thất bại.

Họ nhìn vào thất bại của người khác mà nhụt chí, không dám vươn lên. Với họ, thà làm công lương ba cọc ba đồng nhưng không rơi vào cảnh tán gia bại sản, thà nghèo còn hơn ra đường chết đói. Họ tự nhốt bản thân trong một cái lồng để tránh cho bản thân đối mặt với sự thất bại. Nhưng đó là suy nghĩ của những người mãi mãi không thể khá hơn, mãi mãi chỉ làng nhàng. 

Tại sao nhiều người chấp nhận an phận với công việc ổn định, lương đủ sống, cơm ngày 3 bữa mà không có nhu cầu tiến xa?-3

Nhưng hãy nhớ rằng cuộc sống là một chuỗi trải nghiệm thất bại và thành công. Nó là một sự gắn kết, có thất bại thì mới có thành công. Nó như một phần tất yếu của cuộc sống này, có thua thì mới có thắng, có ngã thì mới đúc kết được bài học cho mình. 

Chúng ta đều học hỏi từ thất bại, đừng nhìn sự thành công của người khác mà nghĩ rằng họ chưa bao giờ thất bại. Họ té ngã nhiều lắm, nhưng quan trọng là họ học hỏi từ thất bại, nhìn thấy thiếu sót của bản thân ở những lần thất bại trước mà trưởng thành, mà vươn lên. 

Muốn thoát khỏi cảnh làng nhàng thì học cách vượt qua nỗi sợ.

Muốn tiền lương nhiều hơn thì học cách rút ra bài học từ những thất bại.

Và muốn cuộc sống của mình có điều để tự hào kể cho bạn bè mỗi lần gặp mặt, kể cho con cháu nghe thì tìm cách vượt qua nỗi sợ thất bại.

 

THEO PHÁP LUẬT VÀ BẠN ĐỌC 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tai-sao-nhieu-nguoi-chap-nhan-an-phan-voi-cong-viec-on-dinh-luong-du-song-com-ngay-3-bua-ma-khong-co-nhu-cau-tien-xa-162210706084751786.htm

cuộc sống


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.