ĐHQG Hà Nội công bố phương thức tuyển sinh 2016

Năm 2016, ĐHQGHN tiếp tục áp dụng đề án tuyển sinh đại học chính quy của ĐHQGHN đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt năm 2015 và có điều chỉnh một số nội dung trong đề án cho phù hợp.

Năm 2016, ĐHQGHN tiếp tục áp dụng đề án tuyển sinh đại học chính quy của ĐHQGHN đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt năm 2015 và có điều chỉnh một số nội dung trong đề án cho phù hợp.

Theo đó, các hình thức xét tuyển vào trường gồm: Tuyển thẳng, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển.

Cụ thể: Tuyển thẳng, xét tuyển thẳng các thí sinh đủ điều kiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

Ưu tiên xét tuyển các thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Những thí sinh này phải tham gia dự thi ĐGNL và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định.

Xét tuyển thẳng những thí sinh là học sinh các trường THPT chuyên đã tốt nghiệp THPT và đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN và thí sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi từng năm học trong cả 3 năm THPT, tốt nghiệp THPT loại giỏi trở lên, có hạnh kiểm 3 năm THPT đạt loại tốt.

Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL), bài thi ngoại ngữ và kết quả đánh giá học lực thí sinh từ các nguồn tuyển khác cho một số ngành/chương trình đào tạo đặc thù.

ĐHQGHN tổ chức xét tuyển 2 đợt. Đợt 1: Dự kiến vào cuối tháng 7/2016. Xét tuyển đối với các thí sinh dự thi ĐGNL và bài thi ngoại ngữ đối với Trường ĐH Ngoại Ngữ theo yêu cầu của đơn vị đào tạo và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do ĐHQGHN quy định.

Đợt 2: Dự kiến vào cuối tháng 8/2016. Xét tuyển bổ sung đối với các thí sinh dự thi ĐGNL và đánh giá ngoại ngữ. ĐHQGHN xem xét xét tuyển các thí sinh sử dụng kết quả thi THPT quốc gia (nếu còn chỉ tiêu) đạt ngưỡng đảm chất lượng bảo đầu vào do Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN quy định. ĐHQGHN có văn bảo báo cáo Bộ trước khi xét tuyển đợt 2 bằng các hình thức khác ngoài bài thi ĐGNL.

Bỏ nội dung điểm xét tuyển đợt sau cao hơn đợt trước.

Thí sinh được đăng ký tối đa 2 ngành học theo thứ tự ưu tiên (nguyện vọng 1, 2) của cùng một đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN. Số nguyện vọng cụ thể do hội đồng tuyển sinh (HĐTS) của các đơn vị thành viên thuộc ĐHQGHN quy định.

Thí sinh được phép thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển trong thời gian quy định để đổi nguyện vọng trong cùng đơn vị đã nộp hoặc ĐKXT vào đơn vị đào tạo khác.

Bài thi đánh ĐGNL gồm 140 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 195 phút. Thí sinh hoàn thành bài thi ĐGNL trong một ca thi của mỗi đợt thi. Kết quả bài thi ĐGNL có giá trị để đăng ĐKXT vào ĐHQGHN và vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQGHN có công bố sử dụng kết quả bài thi ĐGNL và đã được ĐHQGHN đồng ý để xét tuyển. Kết quả bài thi ĐGNL được bảo lưu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày thi.

ĐHQG Hà Nội công bố phương thức tuyển sinh 2016

Bài thi ngoại ngữ là một trong các môn học tiếng Anh (D1), tiếng Nga (D2), tiếng Pháp (D3), tiếng Trung Quốc (D4), tiếng Đức (D5) và tiếng Nhật (D6) gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm. Thời gian làm bài là 90 phút. Kết quả bài thi ngoại ngữ chỉ có giá trị ngay trong năm dự thi để xét tuyển vào trường Đại học Ngoại ngữ (ĐHNN) thuộc ĐHQGHN và vào các trường đại học, cao đẳng không thuộc ĐHQGHN có công bố sử dụng kết quả bài thi ngoại ngữ để xét tuyển.

Nội dung kiến thức của đề thi thuộc chương trình trung học phổ thông (THPT), chủ yếu là chương trình lớp 12. Thí sinh thực hiện bài thi ĐGNL và bài thi ngoại ngữ trực tiếp trên máy tính.

ĐHQGHN tổ chức kỳ thi ĐGNL năm 2016 tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An và Đà Nẵng.

Theo Giáo dục thời đại



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.