- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bí mật động trời của thí nghiệm tâm lý học nổi tiếng
Thí nghiệm “Albert bé nhỏ” là một thí nghiệm tâm lý học nổi tiếng được tiến hành bởi nhà tâm lý học hành vi John B. Watson và nữ sinh viên Rosalia Rayner.
Thí nghiệm “Albert bé nhỏ” là một thí nghiệm tâm lý học nổi tiếng được tiến hành bởi nhà tâm lý học hành vi John B. Watson và nữ sinh viên Rosalia Rayner. Trước đó, nhà tâm lý học người Nga Ivan Pavlov đã tiến hành các thí nghiệm cho thấy phản xả có điều kiện ở loài chó.
Watson rất quan tâm đến việc mở rộng nghiên cứu của Pavlov để chứng minh rằng phản xạ (cảm xúc) có điều kiện cũng có thể xảy ra ở con người.
Người tham gia vào thí nghiệm này là một đứa bé mà Watson và Rayner gọi là “Albert B.”, nhưng sau này được gọi là “Albert bé nhỏ”.
Khi Albert khoảng 9 tháng tuổi, Watson và Rayner cho cậu bé tiếp xúc với một loạt tác nhân kích thích: một con chuột trắng, một con thỏ, một con khỉ, những chiếc mặt nạ và những tờ báo đang cháy, rồi quan sát phản xạ của cậu bé. Ban đầu, Albert không hề tỏ ra sợ hãi những tác nhân này.
Lần tiếp theo, khi Albert được cho tiếp xúc với một con chuột thì Watson lấy một cái búa đập xuống ống kim loại tạo ra một âm thanh lớn. Đương nhiên, cậu bé òa khóc khi nghe thấy tiếng động lớn. Sau khi hành động này được lặp lại nhiều lần thì chỉ cần nhìn thấy con chuột là Albert đã òa khóc.
Thí nghiệm nổi tiếng giới tâm lý học của John B. Watson và Rosalia Rayner |
Watson và Rayner viết: “Ngay khi nhìn thấy con chuột, đứa bé bắt đầu khóc. Gần như ngay lập tức, cậu bé quay sang trái rồi bò đi rất nhanh, đến mức rất khó mới bắt kịp trước khi cậu bé bò đến mép bàn”.
Thí nghiệm “Albert bé nhỏ” cho thấy phản xạ có điều kiện cũng xảy ra với cảm xúc.
Ngoài việc chứng minh rằng phản ứng cảm xúc cũng có thể “có điều kiện” ở con người thì Watson và Rayner cũng quan sát thấy sự khái quát tác nhân kích thích cũng xảy ra. Sau khi thí nghiệm xảy ra, Albert không chỉ sợ chuột trắng, mà cậu bé còn sợ tất cả những vật có màu trắng tương tự như: áo khoác lông thú của Rayner, bộ râu ông già Noel mà Watson đeo.
Những chỉ trích
Trong khi thí nghiệm này được đánh giá là một trong những cuộc thí nghiệm nổi tiếng nhất của giới tâm lý học và được nhắc đến trong hầu hết các lớp học tâm lý cơ bản thì nó cũng bị chỉ trích mạnh mẽ vì một số nguyên nhân.
Đầu tiên là quá trình thí nghiệm và việc thiết kế thí nghiệm đã không được chuẩn bị cẩn thận. Watson và Rayner đã không phát triển một đối tượng để đánh giá phản ứng của Albert, mà thay vào đó dựa vào cách giải thích chủ quan của riêng mình.
Thứ hai, thí nghiệm này làm nảy sinh những lo ngại về mặt đạo đức. Nếu như là thời đại ngày nay, thí nghiệm sẽ không được tiến hành vì nó phi đạo đức.
Điều gì đã xảy ra với “Albert bé nhỏ”?
Câu hỏi này từ lâu đã trở thành một trong những bí mật của giới tâm lý học. Watson và Rayner đã không thể loại bỏ được nỗi sợ hãi của Albert vì cậu bé đã chuyển đi cùng mẹ ngay sau khi thí nghiệm kết thúc. Một số người hình dung cậu bé sẽ trở thành một người đàn ông bị ám ảnh một cách kỳ lạ với những thứ có lông màu trắng.
Tuy nhiên, mới đây, danh tính và số phận thực sự của cậu bé Albert vừa được hé lộ. Theo tờ American Psychologist, nhà tâm lý học Hall P. Beck đã mất 7 năm để tìm kiếm Albert bé nhỏ. Sau khi tìm hiểu địa điểm của cuộc thí nghiệm ngày trước và danh tính của mẹ cậu bé, ông phát hiện ra rằng Albert bé nhỏ tên thật là Douglas Merritte và câu chuyện này có một cái kết không có hậu.
Douglas đã qua đời vào ngày 10/5/1925 khi cậu bé mới được 6 tuổi vì bệnh não úng thủy (do có chất lỏng trong não). “Cuộc tìm kiếm kéo dài 7 năm của chúng tôi còn dài hơn cuộc đời của cậu bé” – Beck viết.
Năm 2012, Beck và Alan J. Fridlund đã công bố phát hiện của mình, rằng Douglas Merritte không hề “bình thường” và “khỏe mạnh” như Watson từng nói trong thí nghiệm năm 1920 của ông. Thay vào đó, họ phát hiện ra Merritte mắc bệnh tràn dịch não từ lúc mới sinh và họ đưa ra bằng chứng cho thấy Watson biết tình trạng bệnh tật của cậu bé và cố ý bóp méo tình trạng sức khỏe của đứa trẻ này.
Phát hiện này không chỉ cho thấy những mờ ám trong những thành quả để lại của Watson, mà còn đào sâu vấn đề đạo đức của thí nghiệm nổi tiếng này.
Năm 2014, lại có những nghi ngờ về phát hiện của Beck và Fridlund khi các nhà nghiên cứu đưa ra bằng chứng nói rằng một cậu bé tên là William Barger mới là Albert thật. Barger có cùng ngày sinh với Merritte và cũng có mẹ là y tá làm việc cùng bệnh viện với mẹ của Merritte. Tên thật của cậu bé là William nhưng mọi người gọi cậu bằng tên giữa là Albert.
Trong khi các chuyên gia vẫn tiếp tục tranh luận về danh tính thực sự của cậu bé đã tham gia thí nghiệm của Watson thì có rất ít nghi ngờ về việc “Albert bé nhỏ” đã để lại những ấn tượng lâu dài trong lĩnh vực tâm lý học.
Theo VietNamNet
-
Giáo dục4 giờ trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục6 giờ trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục8 giờ trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục10 giờ trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục11 giờ trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục15 giờ trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục16 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục18 giờ trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.
-
Giáo dục1 ngày trướcChủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa kí quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2024 cho 614 ứng viên, trong đó có 45 Giáo sư và 569 Phó giáo sư.
-
Giáo dục1 ngày trướcLiên quan đến sự việc một nữ sinh bị đánh hội đồng dẫn đến gãy đốt sống cổ ở Thanh Hoá, phía nhà trường đã họp hội đồng kỷ luật, đình chỉ học đối với những học sinh đánh bạn.
-
Giáo dục1 ngày trướcMỗi học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn (TPHCM) đóng 20 nghìn đồng/tháng tiền nước uống. Sau 2 năm, nhà trường dư gần 200 triệu đồng ở khoản thu - chi này.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại diện Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết, hiện Sở GD-ĐT Hà Nội đã mở cổng thông tin điện tử và thêm thông tin của 174 học sinh bị tuyển sinh "chui" vào cơ sở dữ liệu của Trường THPT Văn Lang.
-
Giáo dục1 ngày trướcSong hành cùng cây nạng mỗi giờ lên lớp từng khiến thầy Bửu mặc cảm tự ti về bản thân, giờ trở thành nguồn động lực cho nhiều thế hệ học trò phấn đấu vươn lên.