- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bi kịch trẻ nhờn đòn roi
Trong một lần quá tức giận, ông bố lôi cô con gái học lớp 7 ra giữa đường đánh đập để cho con bớt lỳ mặt. Những lần sau, chỉ cần thấy bố nổi giận, cô bé đã… đi thẳng ra đứng ngay trước sẵn sàng chờ đòn với vẻ thách thức.
Trong một lần quá tức giận, ông bố lôi cô con gái học lớp 7 ra giữa đường đánh đập để cho con bớt lỳ mặt. Những lần sau, chỉ cần thấy bố nổi giận, cô bé đã… đi thẳng ra đứng ngay trước sẵn sàng chờ đòn với vẻ thách thức.
Khoái… bị đánh ngoài đường
“Thương cho roi cho vọt” - với quan niệm đó, không ít phụ huynh vẫn áp dụng đòn roi trong việc giáo dục con cái. Không những bộc phát trong lúc nóng giận, nhiều ông bố bà mẹ coi việc dùng đòn roi với con là biện pháp cần áp dụng mỗi lúc bảo con không nghe, hay ra tay với con bằng trận đòn “thiếu chết” để giúp con tiến bộ. Nhưng đây chính là nguyên nhân nhiều phụ huynh tự đẩy mình vào bi kịch bất lực khi đứa con nhờn đòn roi.
Câu chuyện của một người phụ nữ tên Trâm, 41 tuổi ở TPHCM chia sẻ tại một buổi chuyên đề về dạy con làm nhiều người phải suy ngẫm. Chị kể, sợ con hư sau này khó uốn nắn nên từ khi con còn nhỏ, những lúc quát nạt không xong, vợ chồng chị thường dùng bạo lực đối với con như tát, véo tai, đánh đòn… Mức độ “ra đòn” ngày càng tăng theo tuổi của con.
Anh chị cũng chẳng khi nào nhìn nhận lại việc đánh đòn có hiệu quả không, chỉ thấy con mình càng ngày càng bướng, bướng thì lại bị đánh. Chỉ gần đây, khi con bước vào độ tuổi lớn, chị thấy rõ đòn roi không làm cháu sợ mà cháu còn cố tình lặp lại những sai phạm vừa bị “xử lý” của mình theo kiểu công khai, thách đố. Cháu còn bất cần nói với người họ hàng: “Chẳng sợ gì hết, cùng lắm là bị uýnh, ông bà ấy giỏi thì uýnh chết”.
Khi người mẹ này nhận ra con mình đã mắc chứng lỳ đòn thì chị phải đối diện với sự thật rằng mọi cách tiếp cận khác với cháu như nói chuyện, trao đổi... đều quá khó vì không nhận được hợp tác của cháu.
Tình cảm của chị Trâm rất giống với câu chuyện của một ông bố ở Nghệ An. Đứa con gái của người bố này học rất giỏi nhưng khi lên cấp 2, ở độ tuổi bộc lộ cá tính, cháu có những hành vi mà theo cha mẹ là rất “chướng tai gai mắt” như phản ứng lại người lớn, thích tụ họp bạn bè… nên ông bố thường xuyên đánh đòn con.
Một lần quá tức giận vì đứa con trốn đi chơi,ông bố lôi cô con gái ra giữa đường đánh đập, kêu nhiều hàng xóm ra xem nghĩ rằng để con chừa, không dám lỳ mặt. Đến khi đánh mệt người, ông bố đề nghị đứa con xin lỗi rồi sẽ tha nhưng… cô con gái không hé răng nửa lời.
Những lần sau, chỉ cần thấy bố nổi giận, đứa con còn chủ động ra đứng ngay trước nhà sẵn sàng chờ đòn. Chẳng còn xấu hổ hay lo bị người khác cười nhạo, cô con gái 14 tuổi thách thức: “Bố đánh ngoài này mọi người nhìn thấy cho thỏa lòng”.
Trường hợp ông bố ở Long An lên TPHCM tìm đứa con bỏ nhà đi bụi và “cầu cứu” đến các chuyên gia tâm lý còn đáng sợ hơn. Ông kể, khi nhỏ bị đánh con thường khóc lóc và xin lỗi nhưng sau đó cháu bất cần và còn có biểu hiện thích... ăn đòn, kể cả khi bị bố đánh trước mặt người khác. Ông bố trở nên bất lực trong lần cuối cùng khi chuẩn bị biết mình bị đánh, cháu tuyên bố: “Ông nói thì phải đánh cho đủ một trăm cái nha!”.
Trước khi bỏ nhà đi, cháu còn nói với mọi người chẳng qua mình yếu hơn bố, còn nếu to khỏe hơn thì sẽ phản kháng lại, không để ông động được đến người mình.
Đừng chà đạp cái tôi của trẻ
Theo các chuyên gia tâm lý, khi cha mẹ đánh đòn hay áp dụng những cách giáo dục dục xúc phạm đến trẻ, đứa con sẽ trở nên lỳ đòn do các em “nhờn thuốc”. Khi đó đứa trẻ trở nên lỳ lợm hơn, dám thách thức người khác vì các em chấp nhận việc mình sẽ bị đánh, bị bạo hành thân thể nên chẳng còn gì để sợ. Khi đứa trẻ lỳ đòn thì những phương pháp giáo dục khác rất khó vì đứa trẻ đã đánh mất niềm tin, thậm chí là lòng tự trọng của mình. Các em sẽ không còn xấu hổ, lo sợ các hành vi của mình có được người khác chấp nhận hay không.
ThS Trần Thị Ái Liên, cố vấn chính sách của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, từng giảng dạy tại Universty of California (Mỹ) cho hay rất nhiều cha mẹ ở Việt Nam dùng đòn roi để thể hiện quyền hành với con cái. Họ ít biết rằng khi bị la rầy, trách mắng hay đánh đập con người ta sẽ tiết ra một loại hoóc môn độc hại cho cơ thể mang tên Cortisol (còn được hiểu là hoóc môn gây căng thẳng). Điều này làm trẻ chậm phát triển toàn diện, có thể chất nhỏ bé, yếu đuối hơn và có thể là kém thông minh hơn.
Theo bà Liên, trong gia đình cần có những quy tắc ứng xử giữa cha mẹ và con cái dựa trên cơ sở tình thương chứ không phải bằng bạo lực. Đặc biệt cần giúp con hiểu về việc đúng sai của mình bằng nhiều biện pháp như lời nói nhẹ nhàng, phân tích đúng sai, cơ sở khoa học… và cần cho con thời gian để sửa lỗi.
“Đặc biệt cha mẹ phải cho con thấy chỉ có hành động xấu, còn đứa con luôn tốt. Và hãy để trẻ phân bua vì sao con lại làm như vậy và con muốn điều gì”, bà Liên nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Linh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu - Ứng dụng Tâm lý và Truyền thông cộng đồng TPHCM bộc bạch, trẻ cũng có cái tôi, có lòng tự trọng như người lớn nên việc bị người thân đánh đập, xúc phạm - nhất là điều này lại diễn ra trước mặt mọi người - đồng nghĩa với việc lòng tự trọng của trẻ bị tổn thương. Khi bị phạt, trẻ có thể sợ nhưng trong tâm lý vẫn ngấm ngầm chống đối.
Nếu người lớn làm cho trẻ đánh mất lòng tự trọng của mình thì trẻ sẽ trở nên bất cần không còn muốn cố gắng, vươn lên trong học hành, cuộc sống. Vì thế, dù phạt hay mắng mỏ trẻ, người lớn cũng phải lưu ý giữ thể diện cũng như giá trị cho trẻ. Cũng đừng gieo vào lòng các em những ký ức kinh hoàng, có thể đi theo trẻ suốt cuộc đời.
Em Nguyễn Duy Hải, thủ khoa đầu vào Trường ĐH Ngoại thương năm 2011 tâm sự rằng, khi lên lớp 8, có thể vì sự tò mò của một đứa trẻ mới lớn và bản tính ham khám phá” nên em sa vào việc mê chơi game, bố mẹ nhiều lần phải nhắc nhở. Nhiều đứa trẻ khác mê chơi bị bố mẹ đánh đập nhưng Hải may mắn khi bố mẹ không dùng đến đòn roi.
“Bố đã dẫn em đi phụ hồ cùng với bố để hai bố con trò chuyện và để em thấm thía được sự vất vả, nhọc nhằn khi kiếm được đồng tiền. Khi nhìn những giọt mồ hôi của bố, em tự hứa không ham chơi nữa, sẽ lo cho việc học”. Với cậu học trò ngày ấy, phương pháp không dạy con không đòn roi của bố cũng là động lực để cậu không ngừng cố gắng trong cuộc sống.
Theo Dân Trí
-
Làm mẹ1 giờ trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
-
Nhà đẹp2 giờ trướcKhông chỉ trồng cây ngoài vườn với nhiều nắng gió, những loại cây hoa ưa bóng mát trong bài dưới đây, dễ chăm sóc, được trồng nhiều sẽ làm đẹp cho không gian nhà của bạn.
-
Vào bếp3 giờ trướcChả cá Phan Thiết là món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng của xứ biển miền Trung, cách làm món ăn này khá cầu kỳ nhưng chỉ cần học một lần là bạn sẽ chế biến thuần thục.
-
Mẹo vặt4 giờ trướcNếu làm món rán, bạn nên dùng các loại dầu ăn chịu được nhiệt độ cao để hạn chế nguy cơ sức khỏe do sức nóng phá hủy chất béo, tạo ra các chất độc.
-
Yêu5 giờ trướcKhoảnh khắc đứng trước di ảnh của người cha trong lễ vu quy, cô dâu Trà Vinh khóc đến mức đôi mắt và hai gò má ửng đỏ.
-
Tâm sự15 giờ trướcNgười chồng mà tôi hết mực yêu thương, chiều chuộng lại có ngày khiến cho tôi khổ sở như thế này.
-
Mẹo vặt17 giờ trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Tâm sự21 giờ trướcEm vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng...
-
Nhà đẹp21 giờ trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
-
Làm mẹ22 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Yêu22 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Mẹo vặt22 giờ trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Vào bếp22 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.