Cách phòng tránh và xử lý bị điện giật cho bé

Thiết bị điện đã cũ một khi rơi vào tầm ngắm của trẻ em rất dễ gây ra các tai nạn khôn lường.

Thiết bị điện đã cũ một khi rơi vào tầm ngắm của trẻ em rất dễ gây ra các tai nạn khôn lường.

Bạn có biết ...?

Bạn thường để ý đến phần ổ điện, phần giắc cắm nhiều hơn. Tuy vậy nhiều vụ tai nạn do điện gây ra cũng bởi dây diện bị sờn hoặc bị hở.

Ổ cắm được thiết kế sao cho gần như trẻ không thể cho ngón tay vào. Tuy vậy, trẻ lớn một chút có thể cầm các thanh sắt dài nghịch ngợm chọc vào trong.Mỗi ngày, khoảng7 trẻ em phải cấp cứu tại bệnh viện cho sốc điện hoặc bị bỏng do ổ cắm trên tường.

Các thiết bị như bếp điện và ấm đun nước sử dụng nhiều năng lượng hơn so với những thứ như TV và đèn. Quá nhiều thiết bị điện cắm vào một ổ cắm có thể gây cháy.

Làm thế nào...?

Với các thiết bị điện, có một số lời khuyên an toàn dành cho trẻ đủ mọi lứa tuổi. Cho dù bé nhà bạn mới đẻ, mới biết đi, hoặc bảy tuổi, các bước dưới đây có thể giúp bạn ngăn chặn giật điện.

Nên

- Rút phích cắm các thiết bị điện sinh nhiệt như máy là tóc, máy sấy, bàn là,... ngay khi sử dụng xong. Bằng cách đó, bạn sẽ loại bỏ được nguy cơ gây bỏng cho bé hoặc cháy nhà.

Cách phòng tránh và xử lý bị điện giật cho bé - 1

- Thường xuyên kiểm tra an toàn các thiết bị điện trong nhà. Đảm bảo mọi thiết bị điện trong tình trạng hoạt động tốt, cách điện tốt. Những dấu hiệu thông thường nhất là dây điện bị sờn hay ổ cắm bị cháy sém. Dây cắm chỉ hở một chút cũng chả khác gì không có lớp cách điện bảo vệ.

-Cắm mỗi ổ chỉ 1-2 phích cắm. Ổ cắm điện nhiều lỗ có thể giúp bạn chạy nhiều các thiết bị cùng lúc nhưng cũng đồng nghĩa với nguy hiểm gia tăng. Cố gắng không để ổ cắm quá tải, đặc biệt với những thiết bị như ấm đun nước.

-Tắt các thiết bị điện trước khi đi ngủ. Bạn có biết rằng bộ sạc điện thoại di động, nếu cắm quá lâu,có thể bị quá nóng và gây ra cháy? Ngoài ra, khi bạn không để ý, trẻ rất dễ nghịch cho đầu dây cắm vào mồm.

Cách phòng tránh và xử lý bị điện giật cho bé - 2

-Đặt thiết bị điện xa tầm với của trẻ em.

- Che chắn toàn bộ ổ cắm điện và công tắc điện trên tường, và thay thế ngay những thiết bị bị hỏng.

Cách phòng tránh và xử lý bị điện giật cho bé - 3

- Nếu cảm thấy phích cắm điện nóng một cách bất thường, phải tắt máy và rút phích ra khỏi ổ cắm. Kiểm tra dây điện, ổ cắm điện và thiết bị sử dụng điện.

- Cách ly mọi thiết bị điện với nguồn nước.

Cách phòng tránh và xử lý bị điện giật cho bé - 4

- Khi trong nhà có mùi cháy khét của dây điện, lập tức kiểm tra và tìm phích cắm đang quá tải và cháy hoặc thiết bị điện cháy do quá nóng để rút phích cắm và tất thiết bị điện đó.

- Khi xảy ra cháy do chập điện, phải cắt ngay nguồn điện rồi dùng bình cứu hỏa cho sự cố cháy vì điện nếu có. Tuyệt đối không dùng nước vì sẽ gây điện giật chết người.

Cách phòng tránh và xử lý bị điện giật cho bé - 5

- Không nên giật dây điện khỏi ổ cắm. Lâu ngày, cả phích cắm lẫn ổ cắm có thể bị lỏng.

Cách phòng tránh và xử lý bị điện giật cho bé - 6

- Không gán dây điện vào tường bằng đinh hoặc đinh kẹp. Vỏ bọc của dây diện có thể bị hỏng do cọ xát gây ra.

- Đóng đinh vào tường gần phần dây điện đi ngầm có thể gây rò rỉ điện.

- Đi dây điện đi dưới thảm hay đồ đạc có thể bị hỏng vỏ bọc mà bạn không hề hay biết.

Theo Thanh Tâm/Khám phá


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.