Chọn phương pháp đẻ cũng lắm chuyện bi hài

Trước đây, không ít người có suy nghĩ cứ thoải mái lên bàn đẻ. Còn đẻ theo hình thức nào thì để bác sĩ và tình huống quyết định. Nhưng bây giờ, đa phần các mẹ đều có sự tính toán cẩn thận trước khi lâm bồn. Đẻ cũng phải tính

Trước đây, không ít người có suy nghĩ cứ thoải mái lên bàn đẻ. Còn đẻ theo hình thức nào thì để bác sĩ và tình huống quyết định. Nhưng bây giờ, đa phần các mẹ đều có sự tính toán cẩn thận trước khi lâm bồn. Đẻ cũng phải tính
 
Ngay từ khi chưa mang thai, chị Loan đã khẳng định với chồng “em phải đẻ mổ” vì theo chị, đẻ mổ sẽ giúp đầu con tròn trịa, không bị ngạt. Trong quan niệm của chị, đẻ thường có thể khiến em bé bị bẹt đầu và dễ chết vì ngạt thở nếu mẹ sức yếu. Nhưng quan trọng hơn cả, chị bẽn lẽn chia sẻ, đẻ thường có thể ảnh hưởng tới khả năng chăn gối.

Chính vì vậy, ngay cả khi bác sĩ khẳng định chị hoàn toàn có thể đẻ thường được vì thai nhi phát triển bình thường và xương chậu của chị khá lớn, chị vẫn một mực đòi đẻ mổ. Anh Dương, chồng chị cằn nhằn: “Người ta sợ đẻ mổ đến phát khiếp mà mình thì cứ khăng khăng đòi mổ. Đúng là đồ chỉ muốn… sướng”.

Chị bào chữa: “Anh thấy đấy, lượng người hy sinh vì đẻ thường nhiều hơn đẻ mổ là cái chắc. Chỉ cần vài… đường dao của bác sĩ là mẹ tròn con vuông. Đau một tí nhưng vài hôm là khỏi. Đau mà an toàn thì em vẫn chọn đau”.

Không thuyết phục được vợ, anh Dương đành phải đồng ý đăng ký đẻ mổ cho vợ.

Chị Hương lại có suy nghĩ hoàn toàn ngược lại. Dù “sở hữu” nhiều dấu hiệu khó đẻ thường như xương chậu hẹp, tuổi cao, chị vẫn không muốn phải mổ. Chị chia sẻ: “Tôi không sợ mổ. Tôi nghĩ đẻ thường có khi còn đau hơn mổ ấy chứ nhưng tôi vẫn muôn đẻ thường để tốt cho con. Tôi nghe nói, em bé sinh bằng phương pháp đẻ thường hô hấp sẽ tốt hơn, con thông minh hơn. Thôi thì tất cả vì con”.

Với suy nghĩ đó, chị đã mất rất nhiều thời gian thuyết phục chồng. Anh An chồng chị rất lo lắng cho hai mẹ con nhưng trước quyết tâm sắt đá của chị, anh miễn cưỡng đồng ý mà trong lòng lúc nào cũng lo ngay ngáy.

Chọn phương pháp đẻ cũng lắm chuyện bi hài 1

Chọn cách tốt nhất cho con

Đúng với lo lắng của anh An, ca đẻ của chị Hương thực sự khiến các bác sĩ toát mồ hôi. Dù chị Hương rất cố gắng rặn để đẩy em bé ra ngoài nhưng do sức yếu và xương chậu hẹp nên loay hoay mãi mà em bé vẫn bị kẹt lại.

Bác sĩ đỡ đẻ cho chị Hương kể lại tới lúc thấy chị Hương tưởng như đã kiệt sức, cả ê kíp mới giật mình: “Lúc đó cho đẻ tiếp cũng dở mà mổ cũng dở vì em bé đã xuống sát cửa mình. Đúng là tiến thoái lưỡng nan. Cả bác sĩ và y tá đều đứng tim vì lo lắng, sợ hãi”.

Trong lúc nước sôi lửa bỏng, cô y tá chỉ biết khuyến khích chị Hương dồn hết sức để “cứu em bé”. Chẳng biết do tình mẫu tử quá lớn hay do tác động ấn bụng từ y tá mà em bé được đẩy ra ngoài an toàn.

Đến bây giờ nghĩ lại, chị Hương vẫn thấy sởn da gà. Chị tâm sự: “Có những thời điểm tôi nghĩ thế là xong. Cả hai mẹ con chắc không thể qua khỏi. Nhưng may mắn là trời còn thương. Cuối cùng cũng mẹ tròn con vuông”.

“Qua kiếp nạn này tôi phải rút kinh nghiệm. Không phải cái gì mình nghĩ tốt cũng là tốt. Quan trọng là biết chọn cái tốt nhất trong điều kiện có thể. Ví dụ như tôi đây, đẻ thường đúng là tốt cho em bé thật nhưng với người tuổi đã cao mà xương chậu lại hẹp như tôi, cách tốt nhất cho cả mẹ và con là đẻ mổ”.

Vì vậy, chị Hương chốt lại khi sinh em bé thứ hai, chị sẽ đẻ mổ.

Trong khi đó, chị Loan chẳng gặp nguy hiểm gì nhưng lại đứng ngồi không yên. Chẳng là trước khi sinh, chồng chị cố gắng vay mượn được hơn 20 triệu đưa vào vào bệnh viện Việt Pháp đẻ. Sở dĩ anh chọn bệnh viện hạng sang cho vợ vì anh rất sợ cả vài bà bầu nằm chung một giường tại các bệnh viện công.

Thế nhưng, chị Loan lại là người dễ đẻ. Khi chị đau bụng, anh chẳng kịp đưa chị vào bệnh viện Việt Pháp mà chỉ đưa vào trạm xá ngay cạnh nhà. Vừa lên bàn đẻ, em bé đã oe oe khóc.

Mừng vì dễ đẻ, anh Dương cũng không quên cảm giác… tiếc của. Anh cằn nhằn: “Quẳng một cục tiền cho mụ ý đẻ mổ cuối cùng thì chậm một tí nữa là đẻ rơi”.

Anh Dương ra tối hậu thư, lần sau, bác sĩ bảo đẻ theo phương pháp nào, anh sẽ để chị đẻ như vậy, không thể tự theo ý mình được.
     Theo TTVN


Cách phân biệt miến dong thật giả
Hiện nay thị trường có không ít loại "miến dong" được làm từ những nguyên liệu khác; nếu không biết cách phân biệt miến dong thật và giả, bạn rất dễ mua nhầm.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.