Đừng bao giờ cãi nhau trước mặt con

Vợ chồng giận nhau là chuyện thường, cãi nhau cũng là chuyện thường, thậm chí chia tay cũng chả có gì ghê gớm. Nhưng đừng bao giờ lấy con ra để đùn đẩy cho nhau, cứ nghĩ con nhỏ không biết gì, ai ngờ gây ra vết thương cho cháu...

Vợ chồng giận nhau là chuyện thường, cãi nhau cũng là chuyện thường, thậm chí chia tay cũng chả có gì ghê gớm. Nhưng đừng bao giờ lấy con ra để đùn đẩy cho nhau, cứ nghĩ con nhỏ không biết gì, ai ngờ gây ra vết thương cho cháu...
 

Ảnh minh họa

 
Mới đây, một câu chuyện về ứng xử gia đình giữa ba mẹ và con cái được chia sẻ trên Facebook khiến các bậc phụ huynh “giật mình” và xem đây như một bài học ứng xử với con trẻ.

Một cậu bé lớp 2 vô tình chứng kiến cuộc cãi nhau của ba mẹ, và ba mẹ đã trách móc đứa bé có mặt như một gánh nặng với họ. Thế là cả ba và mẹ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, khiến cậu bé cảm thấy mình có lỗi, sự tồn tại của mình là gánh nặng cho ba mẹ mình. Và em đã tìm cách thoát khỏi căn nhà đó.

Rất may, cậu bé còn nhớ số điện thoại của cô giáo để gọi đến chia sẻ, và em đã được cô giáo cũ đưa về nhà an toàn.
 
 
Cô giáo Uyên - người được em gọi điện tới cho biết: Theo lời tâm sựcủa bé, bé đã nghe được trận cãi nhau giữa ba mẹ. Không biết lúc giận nhau họ nói những gì mà người này đùn đẩy con cho người kia, cho rằng con là gánh nặng. Vô tình nghe được, thấy tổn thương, bé âm thầm bỏ quần áo vào cặp và quyết định bỏ nhà ra đi.

Sau khi ba mẹ cãi nhau xong. Sáng mẹ đưa em đi học như mọi khi. Nhưng bé không vào lớp, đứng ngoài cổng trường và đợi mẹ đi khuất, rồi bé đi lang thang.

Cho tới khi đói bụng, cậu bé ghé vào một tòa nhà và nhờ chú bảo vệ một công ty gọi điện thoại cho cô giáo cũ.

“Cậu bé may mắn đã gặp chú bảo vệ tốt bụng, nếu không thì không biết mọi chuyện sẽ như thế nào”- cô Uyên bày tỏ lo lắng.

Nghe câu chuyện của bé, cô Uyên không gọi cho ba mẹ em mà quyết định gọi cho bà ngoại đến đón về vì lúc này em có tâm lý hoảng hốt không muốn gặp lại ba mẹ.

“Nghe chuyện của bé xong, vợ chồng tôi có đứa con đang học lớp 3 cũng giật mình. Không biết có làm gì khiến con mình tổn thương không. Câu chuyện này là một bài học, là kinh nghiệm xương máu trong ứng xử vợ chồng, gia đình, ảnh hưởng đến tâm lý trẻ” - chồng cô Uyên chia sẻ thêm.

Trên Facebook của chồng cô Uyên cũng nhận được những comment chia sẻ câu chuyện này, và họ cho rằng nhiều bậc phụ huynh cứ nghĩ rằng, một đứa con bảy tuổi thì biết gì, nên đôi khi ba mẹ vô tình làm tổn thương con mà nào hay. Biết bao giờ vết thương tâm lý đó mới xoá được trong lòng con trẻ?

"Vợ chồng giận nhau là chuyện thường, cãi nhau cũng là chuyện thường, thậm chí chia tay cũng chả có gì ghê gớm. Nhưng đừng bao giờ lấy con ra để đùn đẩy cho nhau, cứ nghĩ con nhỏ không biết gì, ai ngờ gây ra vết thương cho cháu. Lúc đó, hình ảnh cha mẹ chỉ là những chiếc bóng nhạt nhoà, thử hỏi đau lòng không?", một phụ huynh bình luận.

Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, chuyên viên tư vấn tâm lý gia đình (Tổng đài 1088), chia sẻ: Trẻ con rất nhạy cảm với môi trường gia đình. Cha mẹ ứng xử không khéo, cãi nhau trước mặt con, sĩ vả những lời lẽ không hay khiến chúng bị tổn thương sâu sắc và ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách trẻ khi trưởng thành. Những đứa trẻ đang tuổi học sinh có xu hướng “bạo hành” thường xuất thân từ những gia đình không hạnh phúc…Phụ huynh nên chú ý, tránh những xung đột gia đình, vợ chồng cãi nhau trước mặt con cái.
 
Theo Giađình


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.