Khen bé cũng phải học

Ngày xưa, muốn nhờ con dọn đồ chơi, Huyền (mẹ bé Chip) thường khen: "Chip giỏi lắm" là bé nhanh nhẹn làm theo yêu cầu của mẹ ngay. Nhưng bây giờ, dù mẹ có khen mỏi miệng, bé Chip cũng ỳ ra và coi như không nghe thấy gì…

Ngày xưa, muốn nhờ con dọn đồchơi, Huyền (mẹ bé Chip) thường khen: "Chip giỏi lắm" là bé nhanh nhẹn làmtheo yêu cầu của mẹ ngay. Nhưng bây giờ, dù mẹ có khen mỏi miệng, bé Chipcũng ỳ ra và coi như không nghe thấy gì…

Vì làm mẹ lần đầu nên Huyềnrất chịu khó tìm kiếm tài liệu nuôi dạy con. Cô mua sách, đọc những bài báotrên mạng, thấy được khuyên nên thường xuyên khen ngợi, tránh quát mắng con.Áp dụng cho bé Chip (hơn 1 tuổi), những buổi ban đầu, Huyền thấy rất hiệuquả. Tuy nhiên, càng về sau, bé Chip càng tỏ vẻ bướng bỉnh và dường như“nhờn” với .

Khen bé cũng phải học

Làm sao để khen con có hiệu quả? Đó là băn khoăn mà không phải cha mẹ nào cũng có câu trả lời

Làm sao để khen con có hiệuquả? Đó là băn khoăn mà không phải cha mẹ nào cũng có câu trả lời. Nếu đượcdùng vô tội vạ, lời khen không phát huy tác dụng mà còn phản hiệu quả. Cácchuyên gia tâm lý đánh giá cao chất lượng lời khen hơn là số lượng. Nếu lờikhen là chân thật, bé sẽ biết cố gắng. Còn nếu chỉ khen cho có lệ, bé sẽchẳng hứng thú nữa.

- Khen liên tục làm giảmgiá trị. Ngoài ra, nó cũng khiến cha mẹ nhanh bị cạn vốn từ. Nhiều chamẹ chỉ quanh quẩn với những câu khen chung chung, đại khái như: “Con giỏiquá”, “Con tài quá” hay “Con ngoan quá”… Kết quả, bé nghe quen tai thì nhanhchán và không còn háo hức với lời khen của mẹ nữa.

Nếu cha mẹ khen không chânthực, bé có thể mất lòng tin ở cha mẹ. Nguy hiểm hơn, bé còn không tin ởnhững lời khích lệ tích cực của cha mẹ. Kiểu khen chung chung còn khiến bénhạy cảm dễ bị tổn thương; chẳng hạn, bé Sâu mang khoe mẹ bông hoa vừa vẽđược, mẹ của bé đang bận làm bếp, không ngước lên nhìn con nhưng luôn miệngkhen: “Con vẽ đẹp lắm. Vẽ tiếp cho mẹ xem nhé”. Dần dần, bé Sâu cảm thấy mẹkhông hợp tác tốt, sẽ ít gần gũi với mẹ.

- Cần khen bé thật chitiết. Điều này giúp bé biết, bé được mẹ đánh giá cao vì cái gì; ví dụ:“Ông mặt trời con vẽ còn đẹp hơn hình trên tivi nữa” hoặc: “Con biết nhườngphần ăn cho em khiến mẹ vui lắm”. Cũng nên khen ngợi ngay khi bé có hành vitốt, tránh để lâu vì cảm xúc có thể bị “nguội”.

Tương tự, thay vì nói: “Conđá bóng giỏi lắm”, bạn có thể nói: “Đường bóng của con lắt léo khiến đốiphương không đỡ nổi”. Lời khuyên càng cụ thể càng tốt vì qua đó, bé sẽ biếtphát huy đúng mức năng khiếu bản thân.

- Không được “quay lưng”khi khen con. Cần nhìn vào mắt con, mỉm cười và khen ngợi. Ngôn ngữ vàcử chỉ vui vẻ của mẹ có thể “lây” sang bé.

- Nên đánh giá cố gắng củacon thay vì chỉ nhìn vào kết quả. Nếu sau nhiều cố gắng, bé đã biết đixe đạp, bạn hãy khen ngợi con. Đừng phiền lòng nếu ban đầu, bé chỉ đạp đượcnửa vòng xe thay vì cả vòng; bé lười đạp mà cứ đòi mẹ đẩy… Nếu bé biết đếmsố đúng thứ tự, hãy tặng cho con một miếng dán bé ngoan. Đừng bực bội vìngay ngày mai, bé lại đảo lộn trật tự của dãy số đếm…

Khi nỗ lực làm một việc gì đó(quét nhà, rửa bát), bé rất khao khát được khen. Nhưng nếu chỉ một lần bị mẹvô tình trách tội: “Làm vỡ cốc” hoặc quét nhà chưa sạch, bé có thể mất hếttự tin. Những lời động viên sau đó của cha mẹ cũng không còn nhiều tác dụng.

- Động viên con tham giahoạt động mới: Bạn hãy khen ngợi khi bé hào hứng thử một công việc mới,như học đi xe đạp hoặc học buộc dây giày. Đừng lo lắng khi bé mắc lỗi.

Cuối cùng, cha mẹ nên quantâm đến con. Như thế, mới dễ dàng nhận ra những cố gắng của bé và đưa ra lờiđộng viên chân thành, đúng lúc.

 Theo Ngọc Bình
Khen bé cũng phải học



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.