- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lại chuyện con nghiện Iphone, Ipad
Con nghiện Iphone, Ipad đã trở thành vấn nạn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều bậc phụ huynh không lường trước được những tác hại mà đồ công nghệ này gây ra cho con mình.
Con nghiện Iphone, Ipad đã trở thành vấn nạn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều bậc phụ huynh không lường trước được những tác hại mà đồ công nghệ này gây ra cho con mình.
Tá hỏa vì con nghiện Iphone, Ipad
Khi
bé Tít được hơn 1 tuổi, chị Nga (Hà Đông, Hà Nội) mừng khôn xiết khi bé
tự biết gạt tay để mở phím điện thoại Iphone. Theo chị đó là điều không
phải bé nào cũng biết làm. Gia đình chị cho rằng bé có tiềm năng thông
minh sẵn trong người. Rồi chị hí hửng đi cài thêm nhiều phần mềm hữu ích
cho bé như dạy bé đếm, nhận diện bảng chữ cái, đồ vật, con vật và chị
khuyến khích cho bé chơi.
Tít thích nhất là
trò chặt chuối, bắn chim, chị cũng ủng hộ vì cho rằng chơi giỏi món này
chứng tỏ cơ tay con phải rất khéo léo. Chị rất hài lòng khi cho bé ăn
rất nhàn, cho thìa nào bé ăn thun thút thìa đó. Ông bà nội ở nhà già yếu
nên chăm bé
cũng vất vả nhưng chị đã có "chiến sĩ vú em" là những thiết bị di động
này trong tay và chị yên tâm là bé có thể ngồi yên suốt cả ngày.
Ngày
thì như vậy, tới tối dù rất muốn dành thời gian cho con, chơi với con
nhưng công việc của anh chị nhiều, hôm nào bận thì sau giờ ăn, anh chị
lại lôi máy tính ra làm việc hoặc mệt quá thì ngủ sớm kệ cho Tít chơi
game bên cạnh.
Con
nghiện Iphone, Ipad đã trở thành vấn nạn trong cuộc sống hiện đại ngày
nay. Nhiều bậc phụ huynh không lường trước được những tác hại mà đồ công
nghệ này gây ra cho con mình (Ảnh minh họa)
Chị
chẳng để ý gì thậm chí còn hoan nghênh, hãnh diện khi con còn bé mà
chơi trò gì cũng biết: "Bé xíu thế thôi nhưng bé phá đảo trò chặt chuối
rồi nhé". Cho đến một ngày chị giật mình khi chị nhận thấy bé Tít hoàn
toàn thu mình, khép kín, ít nói, cứ thấy người lạ là khóc, Tít sẽ nóng
nảy hung hăng vô cùng nếu Iphone, Ipad hết pin.
Đi tới thăm khám tại bệnh viện Nhi, chị xót xa khi biết con mình bị chứng tự kỷ thể nhẹ, các bác sĩ khẳng định Tít bị tự kỷ là do lạm dụng đồ chơi công nghệ khi còn quá sớm.
Tiến
sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng khoa Nhi – bệnh viện Bạch Mai cho
rằng rất nhiều trẻ em bị tự kỷ, chậm nói, ít nói là do cha mẹ tạo điều
kiện cho con chơi những trò chơi này từ khi quá sớm.
Nhiều bậc cha mẹ còn sung sướng, hãnh diện khi thấy con thành thạo khéo léo bấm trò chơi điện tử chíu chíu trên màn hình.
Bé
Mun nhà chị Thư (Lĩnh Nam, Hà Nội) là một ví dụ. Ngay từ nhỏ bé đã
biếng ăn nên rất còi, mỗi bữa cho con ăn với nhà chị Thư là cả một sự
đấu tranh cân não với con. Thế nhưng sau khi có trò chơi là Iphone, Ipad
đặc biệt là trò chặt chuối, bé ăn rất ngon lành. Chị mừng húm khi cân
của bé được cải thiện. Thế nhưng sau một thời gian cho con chơi, Thư tỏ
ra thờ ờ với tất cả mọi thứ, thậm chí có xu hướng bạo lực với bố mẹ -
điều mà bé chưa từng thể hiện trước đó.
Cha mẹ nên cho bé tiếp xúc với con người thật, môi trường thật
Bác
sĩ Dũng cho rằng nhiều trường hợp đưa con tới viện, bố mẹ nhận ra tình
trạng của con thường đã muộn, khi những biểu hiện bệnh lý đã quá rõ
ràng. Bé sẽ gặp bất lợi về tư duy, sự phát triển thể chất, trí tuệ khi
dùng liên tục những thiết bị công nghệ này trong một thời gian dài.
Chúng sẽ khiến bé khó khăn khi gặp vấn đề trong giao lưu, tiếp xúc, ngôn
ngữ bị hạn chế.
Theo chuyên gia tâm lý Hồng
Hà, bậc phụ huynh không nên cho bé tiếp xúc với thiết bị công nghệ, tivi
trước 3 tuổi. Để trẻ có thể phát triển một cách hài hòa về thể chất lẫn
trí tuệ, cha mẹ cần phải là nhân tố quan trọng nhất để giúp bé hòa nhập
với môi trường xung quanh, cho bé tiếp xúc với con người thật, việc
thật chứ không đơn thuần là những đồ chơi ảo trên điện thoại, tivi.
Sau
3 tuổi, cha mẹ có thể cho con xem tivi, chơi game trên điện thoại,
thiết bị di động song cho con chơi phải có sự kiểm soát của cha mẹ về
chương trình, trò chơi nào là hợp lý, trong khoảng thời gian là bao
nhiêu…
Con nghiện Iphone, Ipad, tivi có xu
hướng ngày càng nhiều trong xã hội hiện đại như ngày nay, nguyên nhân
chủ yếu là do cha mẹ ít quan tâm, thiếu sự hiểu biết, phụ thuộc vào công
nghệ. Người lớn còn có nguy cơ bị phụ thuộc chứ đừng nói đến là những
đứa trẻ với sự hiểu biết còn ngây thơ. Nếu không có biện pháp kịp thời
ngăn chặn, trẻ em sẽ bị ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện về thể lực
và trí lực.
Cha mẹ cần hiểu rằng khi bé liên
tục ngồi yên để chăm chú chơi game, xem tivi sẽ khiến bé bị trì trệ, mệt
mỏi, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, ảnh hưởng tới thị lực của bé. Để có
thể thay đổi thói quen xấu này ở trẻ trước hết người lớn cũng cần phải
thay đổi cách tư duy suy nghĩ.
Sau
3 tuổi, cha mẹ có thể cho con xem tivi, chơi game trên điện thoại,
thiết bị di động song cho con chơi phải có sự kiểm soát của cha mẹ về
chương trình, trò chơi nào là hợp lý, trong khoảng thời gian là bao
nhiêu… (Ảnh minh họa)
Phụ huynh nên dành thời gian chơi với bé,
kéo bé ra khỏi chỗ ngồi và cai nghiện dần dần Iphone, Ipad cho bé. Cha
mẹ là người đưa cho bé phương tiện này để chơi, việc đánh mắng, tước
đoạt đi đồ chơi của bé ngay lập tức là điều không nên làm. Cha mẹ cần
phải "cai nghiện" cho bé dần dần, trò chuyện để bé hiểu, và tìm kiếm
những trò chơi tích cực để bé cùng tham gia.
Trên
một diễn đàn về mẹ và bé, bé Bống 2,5 tuổi, nhà chị Thủy (Mỹ Đình, Hà
Nội) cứ thấy bố mẹ sơ hở là cầm lấy Iphone, Ipad chơi miệt mài. Thời
gian đầu chị cũng không quá sát sao bởi nhiều ứng dụng trên Ipad khá hay
cho con nhưng khi con thấy con suốt ngày chìm đắm trong game, chị quyết
định cất luôn đồ vật này. Chị cho rằng: "Tôi không phủ nhận Ipad có sức
hấp dẫn với cả người lớn chứ đừng nói là trẻ con vì nhiều game có tính
giáo dục cao song điều này không có nghĩa là mình phó mặc chuyện chơi
với con, dạy dỗ con vào thiết bị công nghệ".
Theo aFamily
Theo aFamily
-
Tâm sự22 phút trước“Ai cũng có câu chuyện “mẹ chồng nàng dâu”, còn tôi thì lại mâu thuẫn "bố chồng nàng dâu". Quãng thời gian ở nhà chăm sóc con nhỏ mới sinh đã bị stress vì bố chồng suốt ngày soi mói, cằn nhằn gần 2 năm trời” - chị Trần Thị Bùi Anh, ở thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, tâm sự.
-
Nhà đẹp1 giờ trướcThay vì mua sẵn ở cửa hàng hoa, người yêu hoa và thích làm vườn có thể tự trồng cúc họa mi từ hạt để tận hưởng niềm vui gặt hái thành quả là những chậu cúc xinh.
-
Mẹo vặt1 giờ trướcViệc sử dụng nồi cơm điện đúng cách không chỉ mang lại bữa ăn ngon mà còn giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị, liệu bạn có cần rút phích nồi cơm điện sau khi cơm chín?
-
Yêu3 giờ trướcKhoảnh khắc cô dâu ngơ ngác nhìn các bà, các chị đặt tiền vào chiếc mâm khiến nhiều người tò mò.
-
Yêu14 giờ trướcỞ tuổi 31, đàng trai chưa từng yêu, hiền lành, nhút nhát khiến MC phải “đẩy thuyền” liên tục mới dám đứng gần, nắm tay bạn gái.
-
Nhà đẹp15 giờ trướcCây ăn quả đã trở thành một phần quan trọng của sân vườn, không chỉ mang lại những trái ngọt mà còn có lợi ích về môi trường, làm đẹp cho không gian nhà bạn.
-
Tâm sự18 giờ trướcEm trai tôi mới cưới vợ được hơn 3 tháng. Dù sống chung nhà nhưng bố mẹ và tôi hiếm khi thấy mặt em dâu. Cách hành xử trẻ con của em dâu khiến cuộc sống gia đình tôi đảo lộn.
-
Nhà đẹp20 giờ trướcCách thiết kế sáng tạo đã giúp thúc đẩy lưu thông không khí tự nhiên, tăng cường kết nối giữa các phòng, cung cấp ánh sáng tự nhiên và đảm bảo thông gió cho ngôi nhà ven sông trên khu đất có hình dạng méo mó.
-
Yêu20 giờ trướcKhoảnh khắc Kenneth Harl, người Mỹ, lần đầu nhìn thấy Sema Tekgul, người Thổ Nhĩ Kỳ, mọi thứ đã thay đổi. “Đó là yêu từ cái nhìn đầu tiên. Tôi thấy điều này rất kỳ lạ bởi vì tôi đã độc thân suốt một thời gian dài. Tôi cống hiến cho công việc giảng dạy và nghiên cứu, chưa từng nghĩ mình sẽ kết hôn”, Kenneth chia sẻ.
-
Vào bếp20 giờ trướcĐậu hũ nhồi thịt là món ăn khá phổ biến của nhiều gia đình Việt, cách làm món này cũng rất đơn giản.
-
Mẹo vặt20 giờ trướcHầm xương là bước nấu ăn quan trọng để tạo ra nồi nước dùng thơm ngon, bổ dưỡng; liệu có phải nhưng có phải cứ hầm xương càng lâu và nhừ càng ngon?
-
Tâm sự20 giờ trướcLy hôn đã hơn 2 năm, chị Nguyễn Thị Đoan, ở quận Phú Nhuận, TPHCM, vẫn lo lắng mỗi lần ra đường đi sự kiện cần diện đồ đẹp hoặc đi gặp bạn bè, sẽ bị chồng cũ bắt gặp và gây sự với chị.