Lấy chồng Tây: Kết hôn như đánh bạc

Lấy chồng Tây với một số trường hợp không xuất phát từ tình yêu, giống như một ván bài, chơi có khéo mấy cũng coi chừng … trắng tay.

Lấy chồng Tây với một số trường hợp không xuất phát từ tình yêu, giống như một ván bài, chơi có khéo mấy cũng coi chừng … trắng tay.

Không gì là chắc chắn

Hôn nhân có đến năm bảy đường, tôi không bàn đến những cuộc hôn nhân sắp đặt của một anh chàng độc thân, cần tiền làm giấy tờ kết hôn để đưa một cô gái nuôi mộng sống ở nước ngoài đến miền đất hứa.

Những phi vụ như vậy chỉ là “áp phe” thuần túy giữa kẻ mua người bán, mà phàm đã là “áp phe” thì hên xui được mất là lẽ bình thường. Có được như ý hay không cũng chẳng trách được ai. Tôi chỉ muốn chắc đến những cuộc hôn nhân thật sự, chí ít là từ phía các cô mong muốn có một cuộc hôn nhân thực sự.

Xuất phát từ tình yêu, có thời gian tìm hiểu rồi mới đi đến hôn nhân cũng chưa đủ để đảm bảo hạnh phúc chứ đừng nói gì đến những cuộc hôn nhân qua môi giới hay tình trên mạng.

Nhưng thực tế, không ít các cô gái Việt chẳng yêu thương gì, chẳng hiểu gì và cũng chẳng biết gì nhưng vẫn nhắm mắt kết hôn với những người đàn ông xứ lạ, đôi khi hơn mình đến vài chục tuổi. Họ quen qua mạng có, từ môi giới có. Có trường hợp chỉ kịp gặp nhau vội vã vài tuần trước khi làm thủ tục kết hôn

.Lấy chồng Tây: Kết hôn như đánh bạc - 1

Chồng tây không phải là cứu cánh kinh tế như chị em thường lầm tưởng


Ngoài một cái tên, một công việc theo như lời tự bạch thì hầu như họ chẳng biết thêm chút nào về gia thế, cuộc sống, sinh hoạt của đối phương. Các cô nghĩ đơn giản, họ đã cưới mình, rước mình sang xứ họ đã là cơ hội cho mình rồi. Cơ hội tốt không đến với những người nằm chờ sung rụng. Đã có rất nhiều cô gái vỡ mộng khi về làm vợ xứ người chỉ vì vậy.

Ngôn ngữ, văn hóa là rào cản đầu tiên của một cô gái lấy chồng nước ngoài. Những cô gái thực sự giỏi ngoại ngữ, có hiểu biết thì chắc chắn không chấp nhận một cuộc hôn nhân không tình yêu.

Những cô gái lấy chồng ngoại bằng mọi giá lại thường là những người có vốn kiến thức xã hội kém. Thế nên sau khi kết hôn bị sốc văn hóa, không thể hòa nhập với cuộc sống chung cùng chồng cũng là điều dễ hiểu. Tôi đã chứng kiến không ít cuộc hôn nhân kiểu "đi mắc núi, về mắc sông" như vậy, ngay trên đất nước được coi là văn minh bậc nhất này.

Cá trong lờ đã đờ con mắt

Mới đây, một người bạn quen trên mạng xã hội gọi điện cầu cứu tôi xem có giúp gì được cho cô ấy. Cô ấy đứng trước nguy cơ phải về nước vì cuộc hôn nhân có trục trặc.

Qua mai mối, cô gặp và chấp nhận kết hôn với người đàn ông quốc tịch Pháp gốc Arabe, hơn cô đến gần 30 tuổi. Cô đang thầm mơ về cái viễn cảnh cuộc sống an nhàn vì theo như lời mai mối chồng cô có lương hưu rất cao.

Bỏ công việc đang ổn định ở Việt Nam, gom hết tiền bạc để chi trả chi phí cho bà mai, tính ra cũng vài chục ngàn euro, cô được toại nguyện khi chồng bảo lãnh sang Pháp sau kết hôn.

An nhàn đâu chẳng thấy, cô vỡ mộng khi biết lương hưu của chồng thực ra chỉ ngót 1 ngàn euro, ở trong một căn chung cư thuê nhỏ xíu. Đã vậy, từ ngày qua đây, chồng cô còn lộ bản chất với những sở thích tình dục quái đản.

Phản ứng lại thì ông ta lật bài ngửa luôn, đại loại như mày không những phải chấp nhận chiều tao mà còn phải đi làm mang tiền về lo cho tao, nếu không tao không làm giấy cho mày tạm trú. Chẳng biết ai tư vấn, cô đưa đơn ra cảnh sát thưa chồng bạo hành và đưa đơn lên tòa xin ly hôn, xin được ở lại nước Pháp như một dạng tị nạn.

Khổ nỗi, khi đưa đơn thì dấu vết trên cơ thể chẳng còn gì, cảnh sát không can thiệp được. Với cô bây giờ là chuỗi ngày chờ đợi trong âu lo. Được ở lại thì sẽ là những tháng ngày lăn lộn cày bừa, không gia đình người thân bên cạnh. Còn nếu phải về thì gánh nặng cơm áo gạo tiền đè nặng trên vai khi mà việc thì không còn, tài sản bao nhiêu đã tiêu tán hết.

Một dạng vỡ mộng khác với các cô khi lấy chồng tây qua môi giới thường là về tài chính. Khi kết hôn, ai cũng nghĩ lấy chồng tây có tiền, sẽ sống thoải mái. Nhưng đàn ông Pháp thường chặt chẽ về tiền bạc, những ai thoáng trong chi tiêu thường là những người từng đi đây đi đó, du nhập nhiều nền văn hóa.

Người Pháp sinh ra, lớn lên được giáo dục rất độc lập. Một người đàn ông đi làm về lau nhà nấu cơm là chuyện bình thường. Và cũng rất bình thường nếu hai vợ chồng rạch ròi tài chính. Phần anh, anh chi, phần tôi, tôi tiêu, cái gì chung thì chia đôi.

Cẩn thận hơn, nhiều cặp còn làm cả một bản hợp đồng dài quy định chi li không chỉ về tài chính mà còn cả những điều tế nhị khác. Không người Pháp nào cảm thấy khó chịu về điều đó. Nhưng có lẽ sẽ là rất sốc với một cô gái Việt vốn quen với việc vợ quản tiền chồng.

Và vì khác lối sống nên chớ vội mừng khi thấy mình khỏi làm dâu, bố mẹ gia đình chồng rất đỗi lịch sự khi hoàn toàn không can thiệp vào cuộc sống của mình. Và cũng đừng ngạc nhiên nếu chồng hoàn toàn dửng dưng với gia đình bên vợ.

Tây không có khái niệm phải có trách nhiệm với cha mẹ hai bên. Cô nào nặng gánh gia đình thì mong ước lấy chồng tây để có cơ hội báo đáp cha mẹ, có lẽ là một sự nhầm lẫn tai hại. Trừ khi tự đi làm kiếm tiền.

Theo Khám phá




Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.