Những điều cần biết khi trẻ bú mẹ

Thật đáng yêu khi nhìn trẻ bú mẹ, nhưng đằng sau của sự đáng yêu đó cũng có nhiều vấn đề bởi vì mỗi đứa trẻ đều có một “tính cách” riêng.

Người mẹ cần đi sâu nghiên cứu hiểu rõ tâm lý của trẻ để bảo đảm cho trẻ bú được ngon và hấp thụ được lượng sữa thích hợp. Sau đây xin giới thiệu một số kiểu bú mẹ của trẻ để các bà mẹ xem xét nó có như con mình không?

Kiểu thưởng thức: cần có thời gian

Khi bú mẹ, trẻ nhỏ ngậm đầu vú vào mồm hít một ngụm sữa, sau đó không tiếp tục bú nữa, lúc này nó giống như một người sành rượu nếm rượu cẩn thận thưởng thức mùi vị của sữa mẹ. Nếu thấy mùi vị giống mùi vị nó vẫn bú mọi lần nó mới tiếp tục bú.

Trong lúc đứa trẻ thưởng thức người mẹ không nên thúc giục trẻ, bởi vì nếu bị quấy nhiễu đứa trẻ sẽ giở chứng thậm chí thèm bú nữa. Với những đứa trẻ như thế này người mẹ nên nhẫn nại. Mỗi khi cho trẻ bú nên vắt vài giọt sữa ra ngoài đầu vú sau đó đưa đầu vú nhẹ nhàng vào miệng trẻ để kích thích sự hứng thú của nó.

Kiểu bức thiết: cần bảo vệ đầu vú

Những đứa trẻ khi tóm được đầu vú mẹ nó như không kịp đợi đầu vú vào miệng đã hít chùn chụt cho đến khi no thì mới thôi. Có khoảng 50% trẻ bú mẹ kiểu này, chúng ta thường gọi chúng là những đứa trẻ háu ăn, chúng nhanh tăng cân, dễ nuôi nên người mẹ rất an tâm không phải lo lắng nhiều.

Nhưng những đứa trẻ bú mẹ kiểu này lại rất thích nghiến đầu vú mẹ nên thường làm đầu vú mẹ bị tổn thương nên sau khi trẻ bú xong, người mẹ vắt vài giọt sữa xoa đều lên đầu vú để bảo vệ chỗ đó khô ráo có thể ngừng cho trẻ bú trực tiếp vài ngày những lúc đó phải vắt sữa ra ngoài bón cho trẻ. Trường hợp cho bú một bê mà trẻ vẫn bú no thì bên bị tổn thương cũng nên vắt bỏ sữa ra cho đỡ bị tức sữa.

Kiểu từ từ: bú một ngụm đã

Không giống như kiểu thưởng thức, khi bú mẹ mấy ngày đầu đứa trẻ không có vồ vập khi bú, hít sữa rất nhẹ hoặc không có hứng thú khi bú, nếu bị người mẹ thúc giục phản ứng của nó là không bú nữa, tình trạng này làm cho người mẹ chán nản thất vọng mất đi long tin.

Với những đứa trẻ như thế này người mẹ cũng nên kiên nhẫn, trước khi cho trẻ bú nên vắt vài giọt sữa ra đầu vú rồi đặt đầu vú vào môi đứa trẻ để trẻ ngửi thấy mùi thơm của sữa mẹ làm tăng sự hứng thú của nó, một khi đã có hứng thú nó sẽ bú cho đến no thì thôi.

Kiểu xúc động: cần an ủi vỗ về

Khi cho trẻ bú người mẹ vén áo để lộ bầu vú đứa trẻ nhìn thấy bầu vú mẹ như vô cùng xúc động hoa chân múa tay. Nhưng khi ngậm đầu vú vào miệng đứa trẻ không bú ngay mà lại nhả bỏ vú rồi òa lên khóc sau đó không tìm lại đầu vú nữa. Tình trạng này giống như nó tìm thấy cái mình đang rất cần tìm vội vàng vớ lấy nhưng khi vớ được thì lại không biết nên làm thế nào.

Với những đứa trẻ thế này người mẹ nên ôm ấp vỗ về để tâm tính trẻ ổn định nó sẽ tiếp tục bú. Nhìn chung mà nói tình trạng này chỉ qua diễn ra vài ngày sự xúc động của trẻ sẽ dần dần mất đi sau đó nó sẽ bú bình thường.

Lúc bú lúc nghỉ: bú khi tỉnh

Những trẻ bú mẹ kiểu này cứ bú vài hơi lại nghỉ một lúc tức là lúc bú lúc nghỉ. Khi trẻ nghỉ bú người mẹ không nên thúc giục trẻ vì nó sẽ theo cách của mình bú cho đến khi no thì thôi chỉ có là thời gian cho trẻ bú phải kéo dài mà thôi.

Với kiểu bú bú này nhiều trẻ dễ đi vào giấc ngủ khi nghỉ, lúc đó người mẹ cũng không nên đánh thức để giục trẻ bú. Do thời gian bú thường kéo dài đầu vú của người mẹ dễ bị lở loét nên mỗi lần cho trẻ bú xong nên xoa sữa lên đầu vú để bảo vệ đầu vú.

Theo Nguyễn Thiêm



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.