- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tác hại của việc cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Bác sĩ Trần Thuỷ, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tốt nhất nên đợi tới khi bé được khoảng 6 tháng mới bắt đầu cho ăn dặm.
Bác sĩ Trần Thuỷ,
Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tốt nhất nên đợi tới khi bé được
khoảng 6 tháng mới bắt đầu cho ăn dặm. Lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã
trưởng thành hơn, nguy cơ dị ứng và không dung nạp thức ăn đặc giảm
xuống. Bên cạnh đó, phản xạ đẩy lưỡi cũng giảm, cho phép bé đưa thức ăn
vào bên trong miệng.
Vì sao không nên cho trẻ ăn dặm trước 4-6 tháng tuổi?
Ruột trẻ chưa trưởng thành
: Ruột là hệ thống sàng lọc quan trọng của cơ thể, giúp loại bỏ
các chất có thể gây hại và tiếp nhận các chất dinh dưỡng cần thiết. Vào
những tháng đầu đời, hệ thống này chưa trưởng thành. Thông thường, để
ngăn ngừa thực phẩm có khả năng gây dị ứng xâm nhập vào dòng máu, ruột
trưởng thành tiết ra IgA, một globulin miễn dịch có tác dụng bao bọc
ruột và ngăn ngừa các dị nguyên có hại đi qua.
Trong những tháng đầu đời, cơ thể bé sản xuất rất ít IgA (mặc dù sữa
mẹ chứa nhiều protein này), vì vậy các phân tử thức ăn có khả năng gây
dị ứng sẽ đi vào dòng máu một cách dễ dàng, kích thích hệ miễn dịch sản
sinh kháng thể, tạo nên phản ứng dị ứng với thức ăn. Khi bé được 6 tháng
tuổi, ruột trưởng thành hơn và khả năng lọc bỏ các tác nhân gây dị ứng
sẽ cao hơn. Các gia đình có tiền sử dị ứng thức ăn cần đặc biệt chú ý
không cho trẻ ăn dặm quá sớm.
Phản xạ đẩy lưỡi cản trở việc đưa thức ăn vào họng
: Lúc mới chào đời, trẻ chỉ có khả năng tiếp nhận thức ăn lỏng.
Khi bất kỳ vật lạ nào (trừ núm vú) được đưa vào miệng, bé sẽ tự động
thè lưỡi đẩy vật ra ngoài thay vì thụt lưỡi cho phép vật lạ đi vào trong
miệng. Phản xạ giúp bé khỏi bị hóc này sẽ dần giảm khi trẻ được 4-6
tháng tuổi.
Cơ chế nuốt chưa hoàn thiện:
Trước 4 tháng, cơ chế nuốt của trẻ chỉ phù hợp với việc bú
mút, không phù hợp với việc nhai. Trẻ ở độ tuổi này chưa có khả năng
phối hợp nhịp nhàng hoạt động của lưỡi và động tác nuốt. Khi được đút
một thìa thức ăn, bé sẽ đưa đẩy phần thức ăn này vòng quanh trong miệng.
Một phần thức ăn được đẩy về phía họng và nuốt xuống dưới, một phần
được đưa vào khoang giữa má và lợi, một phần bị đẩy ra môi và tràn ra
ngoài cằm. Phần lớn trẻ 4-6 tháng tuổi đã có khả năng chuyển thức ăn từ
phía trước miệng tới phía sau miệng, khiến thức ăn không còn chạy quẩn
quanh trong miệng hoặc rơi ra ngoài nữa.
Trẻ chưa thể ngồi vững
: Nếu tập cho con ăn dặm khi bé chưa đủ cứng cáp, mẹ buộc phải
bế bé trong lòng như khi cho bú. Điều này có thể khiến bé nhầm tưởng sẽ
được ti mẹ, và khi không đạt điều mình mong đơi bé có thể từ chối thức
ăn. Việc ăn dặm đòi hỏi bé phải ngồi thẳng người trên một chiếc ghế cao.
Đa số các bé chỉ đạt kỹ năng này khi được 5-7 tháng tuổi.
Khả năng nhai chưa tốt:
Răng thường xuất hiện vào tháng thứ 6, đây là một bằng chứng
cho thấy trẻ nhỏ phù hợp với việc bú mút hơn việc nhau. Giữa tháng thứ 4
và tháng thứ 6, trước khi chiếc răng đầu tiên nhú lên, bé thường chảy
nhiều nước dãi. Nước dãi này chứa nhiều enzym cần thiết cho tiêu hóa
thức ăn đặc.
Dấu hiện nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm
Vì mỗi trẻ phát triển theo tốc độ riêng nên cha mẹ không nên áp dụng
một cách cứng nhắc các thời điểm nuôi trẻ. Theo bác sĩ Trần Thu Thủy,
cha mẹ hãy lắng nghe cơ thể bé, rồi bạn sẽ tìm ra giải pháp tốt nhất cho
con.
- Dấu hiệu rõ ràng nhất là bé vẫn có vẻ đói sau khi đã bú mẹ đủ 8-10 cữ bú hay 1.000 ml sữa công thức mỗi ngày.
- Bé háo hức ngả người về phía trước hay làm om sòm khi thấy người lớn ăn:
- Bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.
- Biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.
- Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ.
- Bé thể hiện sự thích thú đối với thức ăn bạn đưa.
- Cân nặng tối thiểu là 6.000g và thường là gấp đôi so với khi sinh.
Đối với đa số trẻ, những điều này xảy ra vào khoảng giữa tháng thứ 4
và tháng thứ 6. Lúc này, phần lớn các bé có nhu cầu năng lượng cao hơn
do hoạt động thể chất tăng đột ngột. Vào thời điểm này, nguồn dự trữ sắt
bé mang theo khi mới sinh cũng dần cạn kiệt. Các thực phẩm ăn dặm sẽ
giúp bổ sung năng lượng và lượng sắt cần thiết.
Trong một vài ngày đầu, đa phần thức ăn sẽ bị bôi lên miệng lên mặt
của bé. Những bức ảnh hay đoạn video khi lại thời khắc ‘lịch sử’ này sẽ
là tài liệu vô giá về sau! Nếu bé hoàn toàn thờ ơ thậm chí là đau khổ vì
thức ăn đặc, bạn nên quay lại cho bé bú mẹ hoặc bú bình trong 1-2 tuần
rồi mới thử lại. Chẳng có gì vội vàng nếu bé chưa được 6 tháng tuổi.
Tác hại của việc ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn
Cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi) có thể làm tăng nguy cơ
sặc thức ăn gây ngạt. Tùy theo chất lượng bữa ăn bổ sung, một số trẻ
nhận được quá nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng có thể dẫn tới béo
phì, trong khi một số khác lại nhận được quá ít năng lượng và chất dinh
dưỡng, gây suy dinh dưỡng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ăn dặm từ trước 4
tháng không giúp trẻ ngủ ngon hơn về đêm.
Cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 6 tháng tuổi) có thể làm giảm tốc độ
tăng trưởng của bé vì sữa mẹ và sữa công thức không còn đủ khả năng bù
đắp nhu cầu năng lượng rất lớn lúc này. Trẻ bú mẹ hoàn toàn có thể bị
thiếu sắt. Hơn nữa việc trì hoãn ăn dặm tới sau 6 tháng có thể khiến trẻ
phản kháng, không chịu ăn thức ăn đặc. Sự trì hoãn này cũng không giúp
làm giảm nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như hen, chàm, dị ứng thức ăn.
Theo VnMedia
-
Tâm sự7 giờ trướcNgười chồng mà tôi hết mực yêu thương, chiều chuộng lại có ngày khiến cho tôi khổ sở như thế này.
-
Mẹo vặt8 giờ trướcViệc quay đầu xe ra ngoài khi đỗ xe giúp tài xế dễ dàng lái xe khi ra khỏi bãi đỗ, nhất là tình huống gấp và quan sát các phương tiện khác an toàn hơn.
-
Tâm sự12 giờ trướcEm vô cùng áy náy, mỗi lần gặp cháu lại thấy ngại ngùng. Em không biết nên chọn quà gì tặng cháu cho tương xứng...
-
Nhà đẹp13 giờ trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
-
Làm mẹ13 giờ trướcNgười mẹ tấn công người bán hàng và cắn nhân viên bảo vệ sau khi con trai bị bắt quả tang lấy trộm trà sữa.
-
Yêu13 giờ trướcThất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…
-
Mẹo vặt13 giờ trướcCác mẹo bảo quản hành lá, ớt, tỏi được hướng dẫn bên dưới sẽ giúp bạn kéo dài đáng kể thời gian sử dụng các loại gia vị này với chất lượng cao nhất.
-
Vào bếp13 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Chứng kiến cảnh con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi đã làm một việc khiến cả nhà thông gia bẽ mặtTâm sự16 giờ trướcThấy con gái bị bố chồng chèn ép, bố đẻ tôi làm ngay một việc khiến nhà thông gia bẽ mặt phải rối rít xin lỗi.
-
Mẹo vặt16 giờ trướcKhông phải mua rau xà lách ngoài chợ với những nỗi lo về an toàn thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể trồng xà lách trong chậu hoặc thùng xốp với ba bước đơn giản.
-
Làm mẹ16 giờ trướcViệc nói chuyện không kiểm soát, tiết lộ thông tin riêng tư của con cái đôi khi sẽ gây ra rắc rối lớn cho cả bạn và con cái bạn.
-
Nhà đẹp18 giờ trướcTừ xa xưa, gương đã gắn liền tới nhiều yếu tố tâm linh, phong thủy. Gương có khả năng phản chiếu. Nếu chọn cách để gương trong nhà đúng sẽ giúp tài vận nhân đôi, còn ngược lại sẽ hình thành những ám khí không tốt.
-
Yêu19 giờ trướcTrong 14 năm hôn nhân với ông N.V, bà M. luôn vun vén, chu toàn quán xuyến mọi công việc gia đình để chồng an tâm lập nghiệp, ủng hộ sự nghiệp của chồng và đóng góp đáng kể vào tài sản chung. Thế nhưng, khi ra tòa ly hôn bà M. lại chỉ được chia 42% tài sản chung.