Tỉnh giấc lúc 3h vì tiếng nước chảy trong nhà vệ sinh, nàng dâu lần dò vào xem thì nghẹn ngào trước hình ảnh và lời bộc bạch của mẹ chồng

Tiến về phía phòng vệ sinh, cô thấy ánh đèn lóe ra từ chiếc điện thoại đen trắng được đặt ngay ngắn trên chậu rửa mặt.

Nhẹ nhàng bò dậy, Hạnh vớ luôn cái chổi trong góc phòng để phòng thân. Tiến về phía phòng vệ sinh, cô thấy ánh đèn lóe ra từ chiếc điện thoại đen trắng được đặt ngay ngắn trên chậu rửa mặt.

Hạnh nhà ở Hà Nội, bố mẹ cô kinh doanh vàng bạc đá quý hơn 20 năm nay nên cũng có điều kiện, chiều chuộng cô con gái duy nhất trong nhà "tới bến". Hạnh kể chưa bao giờ cô nghĩ mình sẽ lấy chồng về quê, thế mà duyên số thế nào đùng một cái cô lại gật đầu đồng ý lời cầu hôn của Hải – chàng trai dân tộc Tày ở mãi tận Tuyên Quang.

Sau đám cưới, vợ chồng Hạnh được bố mẹ mua nhà cho ở, nội thất cũng được sắm sửa đầy đủ luôn. Hạnh giao kèo với chồng: "Đây là nơi ở cố định của vợ chồng mình, em dứt khoát sẽ không về quê sống đâu đấy. Nếu bố mẹ có nhớ cháu thì anh mời ông bà ra chơi".

Hải nghe vợ nói thì im lặng quay đi. Anh biết nhà mình không môn đăng hộ đối với nhà vợ, giờ ở nhà bố mẹ vợ mua cho cũng chẳng khác nào ở rể, cũng vẫn mang tiếng ăn bám. Nhưng không còn sự lựa chọn nào khác, anh đành cố gắng phấn đấu cho sự nghiệp để có thể tự lo cho vợ con thì mọi thứ sẽ khác.

Tỉnh giấc lúc 3h vì tiếng nước chảy trong nhà vệ sinh, nàng dâu lần dò vào xem thì nghẹn ngào trước hình ảnh và lời bộc bạch của mẹ chồng-1

Ảnh minh họa.

Hạnh tâm sự: "Thật sự bản thân mình chưa bao giờ kì thị hay nghĩ xấu về nhà chồng. Ngược lại mình còn cố tạo thiện cảm với mẹ chồng bằng cách gọi điện hỏi han thường xuyên, tháng nào cũng gửi tiền biếu ông bà chi tiêu. Nhưng, không hiểu sao mình không thể nào thân thiết được với mẹ chồng.

Lần nào mình về quê cũng như bị lạc loài, cả nhà nói chuyện với nhau bằng tiếng địa phương mình không hiểu. Các chị, các mẹ già trẻ đều ăn trầu rồi thơm cả cái miệng đỏ ấy lên con mình. Mình không hài lòng với hành động ấy nhưng vẫn cố chịu".

Hạnh bảo, mỗi lần mẹ chồng ra chơi thì nhà cô sẽ hỏng một vài món đồ gia dụng vì bà không biết sử dụng nhưng lại hay tò mò, nhiệt tình muốn giúp các con thành ra hỏng bét. Khó chịu đấy nhưng Hạnh cũng cố "ngậm bồ hòn làm ngọt" vì không muốn mẹ chồng phải chạnh lòng, chồng phải suy nghĩ.

Tết này, cả nhà Hạnh kéo nhau về quê ăn Tết. Vừa ra Hà Nội đi làm được 2 ngày thì đại dịch Corona ập đến, kéo theo bao nhiêu phiền phức cho vợ chồng Hải – Hạnh. Con trai được nghỉ học 1 tuần, Hải có lịch đi công tác trong Nam cũng 1 tuần, vậy trong 1 tuần ấy ai sẽ là người trông con?

Hạnh kể cô xin sếp nghỉ phép ở nhà trông con nhưng cũng chỉ được 1 ngày. Vì đầu năm có bao nhiêu cuộc hẹn quan trọng để kí được hợp đồng mà đích thân cô đảm nhiệm, không thể giao phó cho ai. Bàn tới tính lui, cuối cùng Hải quyết định: "Em gọi điện nhờ mẹ anh ra một tuần".

Hạnh lăn tăn chưa muốn thì Hải nói luôn: "Tùy em nhé, không nhờ thì nghỉ việc ở nhà trông con. Anh có việc của anh, không thể lùi lịch công tác những ngày này đâu".

Vậy là, mặc dù không vui nhưng Hạnh vẫn phải nhờ vả mẹ chồng. Từ lúc đón mẹ ở bến xe về, Hạnh dặn dò bà từng chút: "Mẹ chỉ việc chơi với cháu, cơm nước, giặt giũ mọi thứ để con lo mẹ nhé".

Rõ ràng là mẹ "ừ ào" rồi nhưng vẫn làm ngược lại. Ngặt một nỗi bà động vào thứ gì là hỏng thứ đó, nồi cơm điện, máy sấy tóc, máy hút bụi đều đồng loạt cháy hết, cũng may là chưa có ảnh hưởng gì đến mẹ chồng.

Tỉnh giấc lúc 3h vì tiếng nước chảy trong nhà vệ sinh, nàng dâu lần dò vào xem thì nghẹn ngào trước hình ảnh và lời bộc bạch của mẹ chồng-2

Ảnh minh họa.

Hạnh lắc đầu kể lại: "Ăn xong mình đang bón cho con thì mẹ chồng đi rửa bát, mình bảo cứ để đó con rửa mà bà không nghe. Bà đổ ụp cả bát mỡ thừa xuống chậu rửa, kết quả là tắc cống phải gọi thợ đến xử lí. Mặc gì rất bực nhưng mình vẫn cố nhịn, thế mà chồng lúc nào cũng gọi điện nhắc mình không được nói gì động chạm để mẹ buồn".

Tối qua, đi làm về Hạnh đau đầu, nóng sốt nên nhờ mẹ chồng cho cháu ăn rồi trèo lên giường ngủ luôn. 3h sáng cô tỉnh dậy thì nghe tiếng nước chảy, thoáng giật mình, Hạnh nghĩ hay là mẹ chồng quên đóng cửa nên trộm lẻn vào. Nhẹ nhàng bò dậy, Hạnh vớ luôn cái chổi trong góc phòng để phòng thân. Tiến về phía phòng vệ sinh, cô thấy ánh đèn lóe ra từ chiếc điện thoại đen trắng được đặt ngay ngắn trên chậu rửa mặt.

Với tay bật điện, Hạnh thấy mẹ chồng đang ngồi vò quần áo, cô hỏi: "Đêm hôm mẹ không ngủ đi, cũng không bật điện làm con hết hồn. Quần áo bỏ vào máy, mẹ giặt tay làm gì?".

Bà cười hiền đáp: "Mẹ không biết dùng máy giặt, sợ động vào lại hỏng thì mất công con phải sửa tốn tiền. Mẹ già rồi cũng ít ngủ nên giặt một tí là xong, mẹ không bật điện vì sợ làm con tỉnh giấc".

Hạnh rưng rưng kể: "Chỉ bấy nhiêu lời của mẹ chồng cũng khiến mình bật khóc. Mình nhớ lại từ trước đến giờ mình sống tệ với mẹ chồng quá. Trong khi bà hết lòng vì con cháu như vậy mà mình lại luôn khó chịu, thờ ơ với mỗi việc mẹ làm".

Ôm chặt mẹ chồng, Hạnh nói: "Mai con hướng dẫn mẹ lại từ đầu, mẹ đừng về quê nữa, để con nói anh Hải đón bố ra đây cả nhà mình sống quây quần".

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/gia-dinh/tinh-giac-luc-3h-vi-tieng-nuoc-chay-trong-nha-ve-sinh-nang-dau-lan-do-vao-xem-thi-nghen-ngao-truoc-hinh-anh-va-loi-boc-bach-cua-me-chong-2220208201222274.htm

mẹ chồng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.