Trẻ con cãi nhau là tốt!

Hãy để con tuổi mẫu giáo chơi chung với bạn, dù chúng có cãi nhau, hay thi thoảng lại khóc chạy về với mẹ. Cãi nhau tốt cho trẻ em, theo nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản, người sáng lập tập đoàn Sony Ibuka Masaru.

Hãy để con tuổi mẫu giáo chơi chung với bạn, dù chúng có cãi nhau, hay thi thoảng lại khóc chạy về với mẹ. Cãi nhau tốt cho trẻ em, theo nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản, người sáng lập tập đoàn Sony Ibuka Masaru.

Ý nghĩa của tranh luận đối với trẻ

Nhiều người lớn cảm thấy phiền nhiễu khi con mình tranh giành đồ chơi, gây lộn với bạn bè hoặc anh em trong nhà. Tuy nhiên, đó lại là cách hữu ích để trẻ học cách sống trong tập thể, nuôi dưỡng tính cộng đồng và những suy nghĩ, hành động tích cực ở trẻ.

Trong cuốn Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn, tác giả Ibuka Masaru khuyên các bậc cha mẹ hãy cho con chơi với bạn thay vì chơi một mình khi bé được 2 tuổi. Chơi cùng bạn thời thơ ấu sẽ giúp trẻ có khả năng điều chỉnh suy nghĩ của bản thân, biết đưa ra chính kiến và hợp tác khi cần thiết, nhờ đó cân bằng giữa cá nhân và tập thể, thích nghi với xã hội.

Trẻ cãi nhau là tốt
Cãi nhau giúp bé biết bày tỏ chính kiến và hòa nhập với người khác. Ảnh minh họa: Internet.


Cãi nhau chứng tỏ... tự lập

Trẻ con có nhiều kiểu tranh luận, có thể là chủ động tranh luận với bạn hoặc đáp trả theo kiểu ăn miếng trả miếng. Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, cách cãi nhau cũng có khuynh hướng thay đổi. Chẳng hạn, trẻ 2 tuổi có khuynh hướng thụ động là nhiều, ngược lại, trẻ 3 tuổi sẽ chủ động tích cực hơn khi tranh luận.

Nhà giáo dục nổi tiếng Nhật Bản Ibuka Masaru cho rằng sự chủ động khi tranh luận của trẻ chính là bằng chứng cho thấy trẻ khẳng định chính kiến của mình và chứng tỏ sự tự lập của bản thân.

Cha mẹ không nên la mắng, can thiệp

Có vô vàn lý do khiến trẻ cãi nhau và gây lộn, như tranh giành đồ chơi, nói xấu nhau... và cuộc tranh cãi nào cũng có nguyên nhân. Nếu cha mẹ không tìm hiểu nguyên nhân mà cho rằng cãi nhau là hư, là xấu, thì chỉ làm cho trẻ trở nên nhút nhát, rụt rè, thậm chí ngang bướng, đánh mất cơ hội để trẻ phát huy tính hợp tác.

Theo tác giả Ibuka Masaru, cha mẹ không nhất thiết phải can thiệp vào cuộc cãi nhau của trẻ. Tự bản thân trẻ sẽ biết cách xây dựng những nguyên tắc riêng, cùng nhau đưa ra chính kiến bản thân và cùng nhau hợp tác. Đấy là cách trẻ thoát khỏi sự bao bọc của cha mẹ, học cách thể hiện ý kiến bản thân và hòa nhập với người khác.

Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.