Hậu "Đường cong": Khi người ta…bé!

Những tưởng vấn đề bản quyền đã trở thành một câu chuyện của…quá vãng nhưng hoá ra, với một làng giải trí gì cũng thiếu chỉ thừa khoản rối rắm như ở ta thì câu chuyện ấy hãy còn rất mới.

Những tưởng vấn đề bản quyền đã trở thành một câu chuyện của…quá vãng nhưnghoá ra, với một làng giải trí gì cũng thiếu chỉ thừa khoản rối rắm như ở tathì câu chuyện ấy hãy còn rất mới.


Luật bản quyền đã có từ rất lâu nhưnghiểu thế nào thì cũng tuỳ vào năng lực hiểu biết lẫn “sở thích” của mỗingười mà đơn cử là chuyện Đường cong của Thu Minh và Uyên Linh. Vụ lùm xùmnày vừa được những người trong cuộc khép lại nhưng đằng sau nó người ta vẫnthấy lấp ló một câu chuyện khác, đó là sự thiếu đi cái tình trong các mốiquan hệ giữa các nghệ sĩ ở ta.

Một ca khúc thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên làcảm hứng và tài năng của người sáng tác, tiếp đến là người thể hiện nắm đượccái “thần” của ca khúc và cuối cùng, một điều không nên quên là cái…“duyên”của lần kết hợp ấy. Tất cả những ca khúc thành công khi đến với công chúngcho tới thời điểm này, đều hội tụ đầy đủ các yếu tố này.

Điều đó có nghĩa, với một ca khúc thành công, vai trò của người nhạc sĩ rấtlớn nhưng cũng không nên quên nếu không tìm đúng người thể hiện (nhờ cáiduyên trong nghề) thì ca khúc ấy sẽ chẳng bao giờ bay lên được. Chính lẽ đó,nhạc sĩ sáng tác và ca sĩ thể hiện, ngoài chuyện bản quyền, cũng cần đến cáitình, hay ít nhất là sự tử tế, tôn trọng lẫn nhau. Và chuyện dẫm lên nhau,phủ nhận nhau là điều tối kỵ. Cũng là bởi với nghệ thuật, đâu chỉ có chuyệncủa người mua kẻ bán mà chứa đựng trong nó còn những giá trị khác.

Hậu "Đường cong": Khi người ta…bé!

Ởđây có thể lấy ví dụ của diva Hồng Nhung, các ca khúc của Trịnh Công Sơnđược công chúng của những thập niên 80, 90 đón nhận một cách tự nhiên là nhờtiếng hát cô. Chính Hồng Nhung làm nhạc của Trịnh Công Sơn trẻ lại để hoànhập vào thời đại như chính người nhạc sĩ này thừa nhận: “Hồng Nhung làm mới lại các ca khúc của tôi. Có người thích, có người khôngthích. Tuy nhiên, tôi thích vì đó là cách biểu hiện mới, phù hợp với cáitiết tấu của thời đại – một sự lãng mạn mới. Nó giúp mình có được chỗ ngồitrong hiện tại, chứ không phải kẻ nhắc tuồng từ quá khứ”.

Và cũng không ít lần, Hồng Nhung lên tiếng biết ơn người nhạc sĩ này. Sauđó, Hồng Nhung cũng là người “phổ cập” âm nhạc của Dương Thụ ra đến đạichúng và người viết còn nhớ trong live show Bống bồng ơivào năm 1997 của Hồng Nhung, nhạc sĩ Dương Thụ chia sẻ đại ý ông từng tủithân khi các ca khúc của mình không  được mấy ai biết đến nhưng nhờ tiếnghát của Hồng Nhung mà âm nhạc của ông đã đến được và ở lại trong lòng nhiềungười.

Có thể, cách nhận xét ấy ít nhiều mang tính “sân khấu” nhưng không thể khôngthấy trong lòng người nhạc sĩ này luôn có một chỗ dành cho Hồng Nhung vàngược lại, trong đôi mắt của Hồng Nhung, nhạc sĩ Dương Thụ bao giờ cũng làmột người thầy. Chằng chịt các mối quan hệ trong làng giải trí, dù ít ngườita vẫn thấy những mối quan hệ son sắc như thế. Và chỉ khi đến với nhau được như thế thì người tamới lớn lên và thứ âm nhạc mà họ mang lại mới ở lâu và sâu trong lòng côngchúng.

Đáng tiếc, các nghệ sĩ trẻ của ta hiện nay chẳng mấy ai nghĩ được những điềunhư thế. Với bệ phóng cật lực của giới truyền thông trong thời đại thông tinbùng nổ, các nghệ sĩ nổi rất nhanh, kiếm tiền rất nhanh và rất chịu báng bổnhau dựa trên tinh thần: “cạn tàu ráo máng”. Cũng bởi vì thế mà họ cùn mòn,tàn lụi rất nhanh sau đó bởi dẫu có thế nào thì chỉ có sự tử tế mới ở lạiđược với cuộc đời.

Trở lại trường hợp Đường cong của Nguyễn Hải Phong và Uyên Linh ta dễ dàngnhìn thấy dấu hiệu của sự thiếu tôn trọng nhau của cả hai. Cái “duyên” ở đâylà từ cuộc thi VN Idol đã tìm thấy họ để một ca khúc - dù đã được Thu Minhthể hiện trước đó, bay lên. Vậy thì nhẽ ra họ phải biết quý nhau hay chí ítlà tôn trọng nhau mới phải. Nhưng dù được đánh giá là tỉnh táo, chín chắnnhưng Uyên Linh cũng lộ rõ sự vội vàng, hấp tấp trong những lần sử dụng cakhúc này sau cuộc thi khi chưa thông qua ý kiến của tác giả và dù biết ngườisở hữu ca khúc là Thu Minh.

Có ý kiến cho rằng chuỵên xin phép thể hiện ca khúc nào đó thuộc về người tổchức chương trình chứ không thuộc về Uyên Linh nghe qua có vẻ ổn và (có thể)đúng luật nhưng ngẫm lại thì rất lợn cợn và có mùi vị của sự nguỵ biện, lấpliếm bởi nếu nghiêm túc thực sự thì chẳng ca sĩ nào lại đi hát một ca khúcdù biết nó đã được người khác độc quyền. Có thể vì nương theo yêu cầu củakhán giả mà Uyên Linh đã làm thế nhưng rõ ràng cái sai đầu tiên thuộc về cô.

Đáng nói nữa về phía Nguyễn Hải Phong, dù là dân sáng tác - thường đượctiếng có chiều sâu, cũng chẳng hơn. Nếu đặt vị trí của người sáng tác, làcha đẻ của ca khúc, người ta dễ dàng chia sẻ với anh cái cảm giác mà anh gọilà “bị thiếu tôn trọng” nhưng nếu anh chịu sâu tý để nghĩ thì đâu phải đãhết cách để giải quyết cho câu chuyện trở nên êm thắm. Êm thắm như đã nói làđể giữ được hình ảnh văn minh trong mắt người hâm mộ và giúp công chúngtránh đi những màn cãi vã không đáng có mà ở một khía cạnh nào đó, đó cũnglà trách nhiệm của một người nghệ sĩ. Tiếc là anh đã không làm vậy!

Trong khi ca sĩ Thu Minh, người sở hữu ca khúc này chia sẻ với người viếtđại loại rằng chị xin không có ý kiến gì về sự việc này bởi không muốn ồn àobởi một việc chẳng đáng mà chỉ muốn dành thời gian để dốc sức cho dự án củamình thì nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong cứ lần lượt “doạ” sẽ dùng đến pháp luật để“nói chuyện” về vấn đề này.

Hậu "Đường cong": Khi người ta…bé!
Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong và Uyên Linh

Vẫn biết, với vai trò của một người sáng tác, nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong khôngnhất thiết phải nhờ cậy hay cám ơn Uyên Linh và anh cũng có lý của anh khidùng tới cái quyền ấy (nếu muốn),  nhưng liệu việc mang một người có cônglàm sáng lên ca khúc của mình, phổ cập nó đến với đại chúng ra toà án có“thuận” với lòng người và hợp với cái lẽ sống ở đời!? Nhẽ nào một cái duyêntrong âm nhạc lại có một kết cục củn cỡn, trắng phớ, cạn tàu ráo máng đếnthế (bởi nhờ đến pháp luật là việc chẳng đặng đừng của người làm nghệ thuật)trong khi những người trong cuộc vẫn không thiếu cách để xích lại gần nhau!?

Người xưa bảo bên cạnh cái lý người ta vẫn phải có cái tình, có vẻ như chínhcái tình nghệ sĩ ở đây có vấn đề nên nhẽ ra một người đứng lên đòi lại quyềnlợi chính đáng cho mình sẽ được ủng hộ lại gặp phải những phản ứng dữ dội từphía công chúng. Dọc ngang trên các diễn đàn, các trang báo điện tử khôngkhó để nhìn thấy những ý kiến cho rằng nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong đang PR bảnthân, thậm chí có người xổ toẹt rằng nếu chẳng có Uyên Linh thì họ chẳngbiết Đường cong tròn méo thế nào.

Hẳn nhiên, ở đây người viết không có ý cổ xúy cho những ý kiến có phần cựcđoan, mang tính cào bằng và phủ nhận tài năng của Nguyễn Hải Phong nhưngcông chúng vẫn có những lý của họ. Một khi anh không tôn trọng cái lý ấy thìlàm thế nào để họ tôn trọng ngược lại anh!?

Theo diễn biến mới nhất, quản lý của ca sĩ Uyên Linh đã chính thức thừa nhậnvới người viết rằng Uyên Linh đã có sai sót trong việc chưa liên lạc vớinhạc sĩ Nguyễn Hải Phong về việc biểu diễn ca khúc này. Thu Minh và NguyễnHải Phong đã ghi nhận lời xin lỗi từ phía Uyên Linh cùng đơn vị quản lý cũngnhư cho thêm Uyên Linh vài lời khuyên bổ ích.

Có nghĩa, vụ việc lùm xùm đằng sau ca khúc Đường cong đã được hai bên dànxếp ổn thoả. Dẫu vậy, có thể thấy cái chuyện thiếu tình, thiếu tôn trọngnhau chẳng phải chỉ có trong trường hợp của Đường cong mà nó vẫn còn lồ lộtrong rất nhiều mối quan hệ khác nữa trong làng giải trí. Điều đó lý giảicho câu hỏi mà nhiều người hay hỏi vì sao nghệ sĩ trong giới showbiz của ta,thường hay…bé. Cứ “xử” nhau như thế thì lớn lên thế nào được!?


TheoHoàng Thái
Thể thao HCM



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.