‘Môn Lịch sử quá quan trọng, sao có thể ghép?’

Theo GS.Vũ Tuấn - Chủ tịch HĐQT trường THPT Hồng Hà - Nguyễn Khuyến (Hà Nội), nguyên hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội, môn lịch sử cần và phải là một môn học đứng riêng, không thể ghép để trở thành một phần của một môn học mới nào đó.

Theo GS.Vũ Tuấn - Chủ tịch HĐQT trường THPT Hồng Hà - Nguyễn Khuyến (Hà Nội),  nguyên hiệu trưởng trường ĐHSP Hà Nội, môn lịch sử cần và phải là một môn học đứng riêng, không thể ghép để trở thành một phần của một môn học mới nào đó. 

GS. Vũ Tuấn cho rằng: “Từ trước tới nay, khi ghép các môn học với nhau thường làm giảm tầm quan trọng của môn học đó và các môn học chỉ được ghép khi nó chỉ là một môn học phụ trong chương trình.  

Ví dụ: Ở khoa Toán (ĐH Sư Phạm, ĐH Khoa học Tự nhiên) 3 môn Giải tích toán học, Hình học giải tích, Đại số tuyến tính là các môn độc lập, được học một cách hệ thống sâu sắc và rất phong phú. Nhưng ở các trường ĐH Kỹ thuật (ĐH Bách Khoa, ĐH Giao thông...) ba nội dung trên được ghép thành môn Toán cao cấp vì khi đó chúng chỉ là công cụ để học kỹ thuật.

Môn lịch sử, đúng ra cần phải được coi là một trong những môn học quan trọng nhất trong chương trình giáo dục phổ thông. Để trở thành một con người trưởng thành, trước hết mỗi con người phải am hiểu những sâu sắc về lịch sử của dân tộc, đất nước mình, và nắm được những nét chính của lịch sử thế giới. Nó góp phần tạo nên bản sắc và làm củng cố sức mạnh vĩnh cửu của văn hóa dân tộc trong lòng mỗi con người Việt Nam.
 
Trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, việc những người mẹ Việt Nam không quên dạy con mình về lịch sử về văn hóa, về ngôn ngữ mẹ đẻ đã giúp giữ lại một dân tộc Việt Nam không bị thôn tính hoàn toàn và có sức mạnh trường tồn đến ngày hôm nay. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, những con người Việt Nam nắm rõ về lịch sử đất nước và tự hào về lịch sử về văn hóa nước mình luôn được bạn bè thế giới tôn trọng và tin tưởng. Bởi vậy môn lịch sử nên, cần và phải là một môn học đứng riêng, một môn học vô cùng quan trọng, không thể ghép để trở thành một phần của một môn học mới nào đó.”

Học sinh trường THPT Hồng Hà

Em Huế Lam - một học sinh gioi cua truong luôn yêu thich môn Lịch sử chia sẻ: ‘Có rất nhiều học sinh yêu thích môn lịch sử nhưng mong muốn môn lịch sử được soạn và giảng dạy theo cách hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn, nhấn mạnh vào những sự kiện chính và ý nghĩa lịch sử của nó hơn là những tình tiết cụ thể quá chi tiết.”  

100% giáo viên tại trường THPT Hồng Hà đều thống nhất mong muốn môn Sử vẫn được giữ nguyên là một môn học bắt buộc mà tất cả học sinh phổ thông cần phải học chứ không nên được chọn hay ghép. Đại diện cho hội đồng giáo dục nhà trường THPT Hồng Hà,  GS.Vũ Tuấn đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét lại quyết định cải tiến sắp tới. Theo ý kiến GS.Tuấn, nếu sách lịch sử được soạn lại hấp dẫn hơn thì môn lịch sử hoàn toàn có thể là một trong những môn học yêu thích nhất của học sinh. Thay vì cách kiểm tra học vẹt như trước đây, nếu môn lịch sử được kiểm tra theo cách làm bài tập lớn, thuyết trình, làm bài tập nhóm, vẽ sơ đồ … thì sẽ kích thích được sự yêu thích môn lịch sử của đa số học sinh. 

Học nhóm môn Lịch sử tại trường THPT Hồng Hà

Đình Hùng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.