Bỏ chấm điểm tiểu học: Đổi mới hay đổi khác?

Câu chuyện sau một học kỳ thực hiện đánh giá theo kiểu mới ở bậc giáo dục của trẻ em mà VietNamNet ghi nhận từ tiếng nói của những người trong cuộc dưới đây đặt ra cho những người lớn có trách nhiệm với giáo dục suy nghiệm lại cách làm của mình.

 Câu chuyện sau một học kỳ thực hiện đánh giá theo kiểu mới ở bậc giáo dục của trẻ em  mà chúng tôi ghi nhận từ tiếng nói của những người trong cuộc dưới đây đặt ra cho những người lớn có trách nhiệm với giáo dục suy nghiệm lại cách làm của  mình.

Nhiều người đặt câu hỏi “Thông tư 30 có giúp học sinh tiến bộ hơn?” Nếu là câu trả lời của ban giám hiệu, cán bộ phòng Giáo dục các cấp chắc chắn toàn những lời “có cánh”. Trong bảng báo cáo sơ kết học kỳ I vừa qua, hầu như trường nào cũng báo cáo số lượng học sinh Hoàn thành nhiệm vụ học tập, học sinh Đạt về năng lực và phẩm chất.

  Giáo viên, Thông tư 30, học sinh, tiểu học
Ảnh minh họa (Văn Chung)

Xin đừng lấy số lượng học sinh đạt mức "Hoàn thành" làm căn cứ, bởi cũng như trước đây, tỷ lệ học sinh đạt trung bình trở lên ở các lớp thường chạm mức 99% và số lượng học sinh được khen thưởng về các mặt, có trường cũng chiếm 90%. Chỉ có giáo viên trực tiếp giảng dạy là hiểu chất lượng thật sự từ những con số "khủng" ấy như thế nào.

Nhưng nếu là câu trả lời của giáo viên, bạn sẽ được nghe điều ngược lại.

Đồng hành cùng Thông tư 30 qua một học kỳ, có thể thấy là học sinh ít hứng thú học hơn trước. Không chấm điểm, vui nhất có lẽ là những học sinh có lực học kém. Khi được hỏi một học sinh lớp 3 trường tiểu học ở Bình Thuận, cậu bé không giấu được vẻ vui mừng: “Con không thích chấm điểm, thích cô nhận xét hơn”. Khi được hỏi vì sao? Em thẳng thắn: “Con sẽ không bị điểm kém, về nhà không bị ba mẹ đánh đòn…”. Tuy nhiên, nhiều học sinh có lực học khá hơn được hỏi đều tỏ ý muốn được chấm điểm như trước.

Còn phản hồi của những giáo viên đứng lớp, từ ngày thực hiện cách đánh giá mới, trường hợp bài làm tốt các em cũng chỉ nhận được những lời phê quen thuộc như một mô tuýp: "Em làm bài tốt lắm", "Đáng khen", "Em đã nắm được cách làm".

Trên lớp, mỗi lần làm bài, nhiều em không hào hứng làm nhanh để được chấm điểm. Mỗi lần phát bài, không còn được thấy các em reo hò, mừng vui vì được điểm giỏi. Thấy bạn điểm hơn mình, có em tỏ rõ quyết tâm bằng việc chịu khó học hành.

Nay giống kiểu “cá mè một lứa” nên các em ít phấn đấu. Những học sinh làm còn sai, giáo viên cũng nhận xét thật ngọt ngào theo kiểu: “Con làm phép chia sai rồi, con cần học thuộc bảng nhân, chia nhé…”. Nhiều phụ huynh cũng than phiền: “Từ khi cô không chấm điểm, bé về nhà ít chịu học bài, nó thường nói: Cô không chấm điểm nên chán học lắm”.

Với thầy cô, họ sợ cấp trên kiểm tra nên miệt mài dành nhiều thời gian cho việc nhận xét, không lại bị nhắc nhở thì mệt.

Thế là vào lớp, thay vì đi các nhóm quan sát, hướng dẫn học sinh từng nhóm làm bài như trước đây, giáo viên tranh thủ chấm điểm.

Thì bây giờ, bài vở phải thu lên bàn mới ghi lời nhận xét được. Ghi nhận xét hơn trăm cuốn vở một ngày, rồi ghi nhận xét từng em vào sổ nhật ký, ghi nhận xét vào sổ theo dõi tháng…gánh nặng hồ sơ, buộc giáo viên phải san sẻ thời gian giảng dạy, thời gian kèm cặp, bồi dưỡng học sinh như trước đây để mà ghi chép cho đúng quy định. Nếu không muốn chở từng chồng sách vở về nhà và thức tới khuya. Cô thầy nào vào lớp, cũng giảng bài xong rồi miệt mài ngồi bên chồng sách vở ghi chép đến mụ cả người…

Là giáo viên, chúng tôi tâm đắc với câu nói của PGS Văn Như Cương “Giáo dục mới đổi khác chứ chưa đổi mới…”. Việc bỏ chấm điểm thay bằng nhận xét như hiện nay cũng chỉ là hình thức đổi khác mà chưa mang lại lợi ích gì nhiều cho học sinh.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.