Bố mẹ làm 6 điều này sẽ giúp trẻ thành công

Khoa học chứng minh bố mẹ làm 6 điều này sẽ giúp trẻ thành công.

Khoa học chứng minh bố mẹ làm 6 điều này sẽ giúp trẻ thành công.

Nhưng làm thế nào để nuôi con khôn lớn và thành công đúng như ý nguyện hoàn toàn không phải là điều dễ đàng. Đó là một “cuộc chiến” thực sự đòi hỏi lòng kiên nhẫn, tinh thần kiên trì, sự nhiệt huyết, và thậm chí là cả lòng tin vững chãi vào những thành công con đạt được sau này sẽ thật xứng đáng với công sức, nỗ lực của bố mẹ ngày hôm nay.

Trẻ thành công
Nuôi con khôn lớn đã khó, dạy con thành công lại càng khó hơn. Nhưng bố mẹ hoàn toàn có thể giúp con thành công.

Nếu bạn muốn con bạn lớn lên sẽ thành công, bạn cần phải:

1. Dạy trẻ các kỹ năng xã hội

Mặc dù về bản chất loài người là sinh vật sống theo xã hội, nhưng những tập quán xã hội không được “di truyền” từ thế hệ này sang thế hệ khác, chính vì thế trẻ cần được dạy về các kỹ năng xã hội. Một chương trình hợp tác nghiên cứu giữa trường đại học PSU (Pennsylvania State University) và Đại học Duke (Duke University) với 700 đứa trẻ trong độ tuổi từ học mẫu giáo đến 25 tuổi đã chứng minh được mối tương quan đặc biệt giữa việc giáo dục các kỹ năng xã hội với thành công của trẻ vào hai thập kỷ sau đó.

Theo đó, những đứa trẻ có khả năng phối hợp và giúp đỡ, cũng như thấu hiểu cảm xúc và giải quyết được những khó khăn của bạn bè đồng trang lứa, có khả năng gặt hái được thành công khi trưởng thành cao hơn những đứa trẻ không được thực hành các kỹ năng xã hội. Ngược lại, những đứa trẻ không được giáo dục các kỹ năng như hợp tác hay tính kiên nhẫn thường có “kết cục” là phạm tội hay nghiện ma túy, rượu bia.

Trẻ lớn lên sẽ thành đạt nếu có 7 dấu hiệu này
Làm việc nhóm là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng trẻ cần được học để giúp ích cho thành công của trẻ khi trưởng thành.

2. Cho trẻ biết kỳ vọng lớn lao của bố mẹ

Trẻ sẽ luôn cố gắng làm tốt hơn những kỳ vọng của bố me, vì vậy điều quan trọng là phải cho trẻ biết niềm hy vọng của bố mẹ vào bản thân mình lớn như thế nào. Bằng nghiên cứu được tiến hành trên 6000 trẻ mấu giáo, một giáo sư của trường Đại học California ở Los Angeles (University of California at Los Angeles) đã chỉ ra rằng khi bố mẹ tin tưởng con của họ sẽ vào được trường đại học, những đứa trẻ đó sẽ đạt được điểm số cao hơn nhiều những đứa trẻ có bố mẹ không quan tâm đến giáo dục đại học. Khoảng 96% trẻ mà bố mẹ đặt ra mục tiêu vào đại học có kết quả học tập tốt hơn hẳn so vơi những đứa trẻ còn lại.

3. Học lên cao hơn

Bố mẹ không chỉ cần kỳ vọng vào thành công của trẻ mà cũng nên đặt ra kỳ vọng vào chính bản thân mình. Nghiên cứu khoa học của trường Đại học Michigan (Univeristy of Michigan) cho thấy trẻ thường đạt được cấp bậc giáo dục tương đương với trình độ giáo dục của chính bố mẹ chúng trong suốt cuộc đời. Không may là, điều này cũng khá đúng với những đứa trẻ có bà mẹ mang thai vào tuổi vị thành niên và không theo học đại học, hay thậm chí không hoàn thành cả bậc giáo dục trung học. Những ông bố bà mẹ đặt ra mục tiêu giáo dục lớn cho bản thân đồng thời cũng sẽ kỳ vọng con của họ có thể làm được hơn thế.

Trẻ thành công
Bố mẹ học lên bậc giáo dục cao hơn thường sẽ nuôi dạy được trẻ có trình độ giáo dục tương tự hoặc cao hơn.

4. Hình thành mối quan hệ tình cảm bền chặt với trẻ

Chỉ bằng cách chăm sóc và giáo dục trẻ bằng tất cả tình yêu thương của người làm bố làm mẹ mới có thể “hiện thực hóa” những điều được đề cập trên đây, bởi đó là nền tảng quan trọng cho một cuộc sống thành công trong tương lai. Khi trẻ cảm nhận được tình yêu thương vô hạn của bố mẹ, họ mới có thể bắt đầu dạy cho trẻ những kỹ năng xã hội cần thiết cho sự thành công.
Họ biết cách phát triển tiềm năng của trẻ bằng việc đặt ra kỳ vọng để đảm bảo trẻ có được những lợi thế nhất định cho sự thành công. Và hơn tất cả, bố mẹ sẽ luôn sát cánh và dõi theo từng bước trưởng thành của trẻ, để cổ vũ, động viên và giúp trẻ nhận thức được rằng phần thưởng cho những ngày học tập, lao động vất vả chính là cảm giác thành công sau khi đạt được một mục tiêu cụ thể nào đó đã đặt ra.

5. Giảm bớt căng thẳng

Bố mẹ thường xuyên phải chịu áp lực trong công việc, học tập hay cuộc sống gia đình sẽ gây ra căng thẳng cho chính con của họ. Áp lực vừa đủ có thể được chuyển hóa thành động lực tiến tới thành công, nhưng áp lực quá lớn có thể gây ra ảnh hưởng cực kỳ xấu cho sức khỏe mọi người.

“Bố mẹ trực thăng” (“Helicopter parents) là những người lo lắng thái quá đến mức “bảo vệ chằm chặp” con của họ; bằng cách như vậy, chính những ông bố bà mẹ đó đã từng bước tạo cho cuộc sống của trẻ những căng thẳng không đáng có . Làm cha mẹ sẽ không tránh khỏi những tình huống áp lực, khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn không bao giờ nên để trẻ biết được những căng thẳng đó.
Đừng bao giờ nên cho trẻ biết được áp lực của bố mẹ trong cuộc sốngđể tránh gây ra những căng thẳng không đáng có cho trẻ.

6. Đánh giá cao sự nỗ lực hơn tài năng bẩm sinh

Bố mẹ nào cũng hy vọng trẻ có được một tài năng đặc biệt nào đó. Và họ sẽ càng tự hào hơn khi phát hiện ra tố chất đặc biệt của trẻ để có thể trở thành một nhạc sĩ hay một vận động viên xuất sắc. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ biết “ca ngợi” khả năng bẩm sinh của trẻ sẽ chỉ gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển tâm lý của chúng. Trẻ có thể sẽ hình thành nhận thức sai lệch khi cho rằng, hoặc là “Mình rất giỏi làm việc đó”, hoặc là “Mình không giỏi bất cứ cái gì”.

Mặc khác, những đứa trẻ được bố mẹ khen ngợi khi nỗ lực làm việc sẽ có một tư duy hoàn toàn khác: “Mình chỉ có thể làm tốt một việc nào đó nếu bản thân mình cố gắng hết sức”. Bằng cách đó, bố mẹ sẽ giúp thay đổi suy nghĩ của trẻ từ “Con không làm được đâu!” thành “Con không làm được việc đó… nhưng…!”

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.