Bữa ăn bán trú: 'Con không nuốt nổi...'

Nhu cầu học 2 buổi, bán trú ở trường ngày càng tăng nhưng một bữa ăn đạt chuẩn dinh dưỡng vẫn là chuyện... mơ hồ.

Nhu cầu học 2 buổi, bán trú ở trường ngày càng tăng nhưng một bữa ăn đạt chuẩn dinh dưỡng vẫn là chuyện... mơ hồ.

Hiện Hà Nội đang có tới 80% số trường tiểu học có tổ chức bán trú cho học sinh. Số lượng các trường THCS có tổ chức bán trú cũng đang gia tăng. Điều đáng chú ý là không phải 100% các trường đều có điều kiện tổ chức bếp ăn nên phải ký hợp đồng với các nhà cung cấp suất ăn nên các trường cũng khó lòng kiểm soát được dinh dưỡng, chất lượng thực phẩm.

Tại TPHCM, hầu hết các trường phổ thông thực hiện bữa ăn học đường (bữa trưa và bữa xế (nếu có) cho các học sinh phổ thông cũng theo hình thức “cơm công nghiệp” với lời tự giới thiệu của nhà cung cấp là “bảo đảm dinh dưỡng cho học sinh của từng độ tuổi”.

Bữa ăn bán trú: 'Con không nuốt nổi...' - 1

Nhiều học sinh phải chống đói bằng thức ăn đường phố.

Ghi nhận thực tế cho thấy những suất cơm này đã khiến không ít học sinh phải ngán ngẩm. Đào Lý Thiên Hà – HS lớp 5 Trường Tiểu học Minh Đạo, quận 5 – TPHCM than thở: “Nhiều bữa cơm con và các bạn nuốt không nổi vì quá nhạt nhẽo, thịt thì mỡ nhiều lại ăn nguội lạnh nên rất ngán”.

Phản ánh của bé Thiên Hà phần nào tương đồng với nghiên cứu của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM về đặc điểm tiêu thụ thực phẩm tại căng tin của học sinh tiểu học. Nghiên cứu này đưa ra kết luận, thực phẩm cung cấp cho học sinh mới chỉ dừng ở mức kiểm soát an toàn, vấn đề dinh dưỡng hợp lý vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tương tự, một khảo sát chuyên môn khác của Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam thì: “Những thực phẩm chế biến sẵn thường có độ đậm (muối) cao, ăn thường xuyên sẽ tạo thành thói quen ăn mặn gây thừa muối, là tác nhân gây tăng huyết áp, đặc biệt lưu ý ở trẻ thừa cân béo phì". Bên cạnh đó, điều mà nhiều phụ huynh lo ngại là các con vốn lười ăn rau, ở nhà còn ép được nhưng ăn cơm hộp ở trường các cháu rất dễ bỏ qua.

Không chỉ thiếu hợp lý trong thành phần dinh dưỡng ở bữa ăn cũng như các loại thức ăn dành cho học sinh, mà theo tìm hiểu của PV, để được cung cấp các bữa ăn tại các trường bán trú, ngoài việc chịu tác động từ bão giá thì để được trở thành nhà cung cấp, hầu hết các đơn vị đều phải chiết khấu phần trăm lại cho trường nên thực tế các bữa ăn của các HS đã bị “teo tóp” dần khi phải “cõng” các khoản phụ phí...

Trong khi đó, phụ huynh của bé Thiên Hà cho biết: Chi phí cho con ăn trưa ở trường mà chị đóng góp có mức trên dưới 1,4 triệu đồng/ tháng.

Ở Hà Nội, có một số trường như trường THCS Ngô Sỹ Liên, hội phụ huynh học sinh còn đề xuất suất ăn phải lên tới 30.000 đồng/ bữa/ học sinh để đảm bảo. Tuy nhiên, mặt bằng chung hiện nay mức tiền ăn phổ biến ở các trường mầm non và tiểu học nội thành Hà Nội vào khoảng 20.000 - 25.000 đồng/ ngày/ học sinh, ở trường ngoại thành bữa ăn chính cũng chỉ thu được 15.000 đồng/ bữa/ học sinh. Việc tăng tiền ăn rất khó bởi điều kiện đóng góp của đa phần phụ huynh học sinh còn hạn chế.

Theo Lao Động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.