Cậu bé Hà Nội từng được chương trình "Chuyện lạ Việt Nam" tôn vinh ngày ấy: Tình trạng nhiều năm sau khiến ai cũng tiếc nuối

Khi vào lớp 1, Bình An đã giải được những bài toán lớp 3, lớp 4. Đầu em dường như cài sẵn chương trình tính toán vì vừa đưa đề bài, An đã có ngay câu trả lời, kể cả phép tính rất khó.

Trong số các thần đồng Việt Nam từng được ghi nhận, Phó Đức Bình An (sinh năm 1999) có lẽ là trường hợp gây nhiều tiếc nuối nhất. Ở độ tuổi lên 3, khi các bạn cùng trang lứa còn chưa nói sõi thì cậu bé Hà Nội đã nổi tiếng khắp cả nước bởi khả năng tính toán, trí tuệ vượt trội.

Gây ngỡ ngàng với khả năng làm toán cực giỏi
Bình An có khả năng tính nhẩm siêu phàm trong phạm vi 100; có thể tự cầm bút viết từ số 1-138, hôm sau nữa lại viết tiếp từ 138-500. Năm lên bốn, An đọc vanh vách những dòng chữ trên màn hình tivi. Thậm chí, nhiều người còn gọi em còn là "cuốn danh bạ" của gia đình vì biệt tài nhớ hết các số điện thoại mà những người thân trong gia đình cần nhớ.

Ngoài ra Bình An còn thuộc hàng trăm biển số xe của hàng xóm, nhẩm phép tính cộng, trừ từ 100 trở lên và còn thuộc bảng cửu chương chỉ trong vòng 15 phút. Năm 5 tuổi, chỉ trong tích tắc, Bình An đã nhẩm xong phép tính nhân 4 chữ số, căn bậc hai, căn bậc ba của những con số lớn đến hàng chục ngàn đơn vị, chia số dư chính xác đến tận số cuối cùng.

Cậu bé Hà Nội từng được chương trình Chuyện lạ Việt Nam tôn vinh ngày ấy: Tình trạng nhiều năm sau khiến ai cũng tiếc nuối-1Phó Đức Bình An từng tham gia Lễ trao giải "Những kỷ lục vàng" do chương trình Chuyện lạ Việt Nam tổ chức

Khi vào lớp 1, Bình An đã giải được những bài toán lớp 3, lớp 4. Đầu em dường như cài sẵn chương trình tính toán vì vừa đưa đề bài, An đã có ngay câu trả lời, kể cả phép tính rất khó. Nhờ tài năng thiên bẩm ấy, Phó Đức Bình An được gọi là "thần đồng toán học". Cậu bé được đài truyền hình mời "biểu diễn" trong chương trình tôn vinh những kỷ lục Việt Nam.

Áp lực từ danh hiệu "thần đồng
Cứ ngỡ danh xưng "thần đồng" sẽ là bước đệm cho sự phát triển sau này của Bình An. Chẳng ngờ, chính sự tung hô, áp lực dư luận đã khiến Bình An có cuộc sống chẳng hề... bình yên! Sau khi được xưng tụng là thần đồng, Bình An thay đổi rất nhiều.

Điều dễ nhận ra nhất là cậu bé đã mất đi sự hồn nhiên vốn có. Mọi người xung quanh luôn tò mò và đặt ra những kỳ vọng cho Bình An. Có thời, cứ thấy An ra ngoài chơi là mọi người lại vây xung quanh, đặt ra các phép tính khó để thử tài em.

Khi đi học, Bình An trở nên trầm cảm, nhút nhát, không chơi với ai và bị bạn bè bắt nạt. Thậm chí khi bị bạn bè đánh, cậu bé cũng không phản ứng. Bên cạnh đó, khả năng học tập của thần đồng ngày nào cũng giảm sút. Môn Toán em học không thật sự nổi bật và trình bày rất cẩu thả. Môn Tiếng Việt cũng rất kém, cả phát âm lẫn diễn đạt ngôn từ đều lộn xộn. Khi lên lớp 3, khả năng tính nhẩm của An còn thua xa nhiều bạn bè trong lớp.

Chị Trần Thị Lâm, mẹ của Bình An từng chia sẻ với báo chí vào năm 2010: "Một lần, có 2 người ở Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người đến nhà lấy tên, tuổi của An để lập lá số tử vi, rồi nói với chúng tôi rằng bé An sau này sẽ làm rạng danh dòng tộc, là một thiên tài hiếm có (!?). Khi ấy An là một đứa trẻ nhưng cũng đã phần nào hiểu được những điều người lớn nói, có thể điều đó khiến cháu rơi vào tình trạng trầm cảm, nhút nhát như bây giờ".

Những năm gần đây, thông tin về Bình An không còn xuất hiện trên báo chí. Khi nhắc đến tên của cậu bé, nhiều người không khỏi thở dài tiếc nuối cho thần đồng năm nào.


Theo Pháp luật và Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/cau-be-ha-noi-tung-duoc-chuong-trinh-chuyen-la-viet-nam-ton-vinh-ngay-ay-tinh-trang-nhieu-nam-sau-khien-ai-cung-tiec-nuoi-162200911162907009.htm

chuyện lạ Việt Nam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.