Vì sao lại trượt?Một thạc sĩ - chúng tôi sẽ
gọi là “anh T” - chia sẻ: Với bộ hồ sơ đã qua rất nhiều vòng xét duyệt,
đề thi kiểm tra ở vòng sát hạch có 4 câu hỏi “không có barem điểm”.
Đến khi phỏng vấn có 3 người, không có giám sát không ghi âm, không biết cho điểm thế nào.
|
Minh họa: Ngọc Diệp |
"Họ
hỏi tôi 3 câu mà tôi còn nhớ rất rõ. Câu thứ nhất: “Anh làm bài thi
viết được bao nhiêu %?”, câu thứ hai: “Vị trí và chức năng của đơn vị
mà anh dự tuyển?”, câu thứ ba: “Giới thiệu về bản thân”. Trả lời 3 câu
này xong là đi ra".Nói thêm về bài thi viết, anh T. kể trước
khi thi 10 ngày, mọi người được phát nội dung ôn tập. Phần lý thuyết
chung anh một ngày là thuộc lòng từng chữ. Những ngày còn lại, anh học
ngày học đêm, tìm kiếm các văn bản pháp luật liên quan đến vị trí dự
tuyển để đọc, tìm hiểu qua mạng, qua bạn bè những vấn đề cụ thể của công
việc để chuẩn bị câu trả lời.
"Số lượng giấy tôi in tài liệu
ra đọc phải gần 3 thếp giấy khổ A4. Nhưng thật là khó mà có thể nhở
từng câu, từng chữ trong toàn bộ văn bản pháp luật được. Với kinh nghiệm
về thi cử, sau khi đã đọc, học nghiên cứu toàn bộ phần kiến thức chung,
tôi đã đặt trọng tâm ôn thi. Như thế, tôi đã giảm được 2/3 lượng kiến
thức chuyên ngành cần nhớ để tập chung vào trọng tâm. Và khi đi thi, tôi
đã thành công, các câu hỏi đều nằm trong nội dung trọng tâm mình đề ra.
Có điều, trong phần kiểm tra viết 60 phút có câu hỏi nằm ngoài nội dung
ôn tập mà Sở Nội vụ đưa, nhưng tôi vẫn làm được, vì tôi đã từng đọc qua
trong quá công tác trước đây” - anh T nhớ lại.
Điều mà anh T
băn khoăn là cùng đợt sát hạch, bên cạnh 63 người là thủ khoa, thạc sĩ
loại giỏi nước ngoài, còn có 80 người nữa thuộc diện có kinh nghiệm 5
năm công tác.
Tôi muốn thay đổiSau khi kết quả kỳ
thi sát hạch được công bố, lãnh đạo Sở Nội vụ đã giải thích về nguyên
nhân tại sao có tới 30 ứng viên không qua được vòng sát hạch.
Anh T tâm tư:
“Đừng
bao giờ nói chúng tôi không tâm huyết. Không tâm huyết, chúng tôi thi
công chức làm gì? Trong khi đó các công ty, tập đoàn nước ngoài thì đang
vẫy gọi với nhiều chế độ ưu đãi về lương bổng và điều kiện phúc lợi
khác”. |
Minh họa Vũ Toàn.
|
Lúc mới ra trường, anh T. không chọn con đường "vào
công chức vì điều kiện kinh tế gia đình khá khó khăn, bố mẹ già cả, đều
làm nông. Tốt nghiệp ĐH, anh làm giảng viên một trường đại học, có học
bổng toàn phần đi học nước ngoài. Kết thúc du học, anh về làm qua đủ
công ty nước ngoài lẫn cơ quan Nhà nước.
"Đến bây
giờ, khi kinh tế đã tạm ổn, tôi muốn quay trở lại môi trường Nhà nước,
với hy vọng bằng vốn kiến thức mình có thì sẽ có cơ hội được đóng góp
chút sức lực nhỏ bé cho đất nước, quê hương, để xã hội tốt hơn”.
“Tất
nhiên, nếu được nhận, tôi chẳng ảo tưởng mình làm gì được ngay khi còn
là nhân viên thử việc. Trong thời gian đầu, tôi đã dự kiến thực hiện mọi
nhiệm vụ cơ quan được giao, nhưng hướng lâu dài là nghiên cứu các văn
bản pháp quy liên quan tới công việc. Tôi đã trải qua công việc liên
quan tới vị trí làm việc mà mình dự tuyển, nhưng ở phía người làm doanh
nghiệp, tôi biết các quy định hiện hành hổng ở chỗ nào, nên sẽ có thể đề
xuất cách xử lý”.
Góp ý cách tuyển dụng khác
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP
của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau
đây viết tắt là Nghị định số 24), tại Điều 19 về Những trường hợp đặc
biệt trong tuyển dụng, đưa ra 3 trường hợp được xem xét, tiếp nhận công
chức không qua thi tuyển là: Người tốt nghiệp thủ khoa các trường ĐH
trong nước; Người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi và xuất sắc ở
nước ngoài; Người có kinh nghiệm 5 năm công tác.
Thông tư số 13/2010/TT-BNV quy
định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của
Nghị định số 24, tại Điều 10, mới đề cập tới việc sát hạch đối với những
trường hợp đặc biệt.
“Như vậy, với kỳ kiểm tra sát hạch như cách
làm của Hà Nội, thì rõ ràng là những trường hợp đặc biệt nêu trên phải
chịu cả hai hình thức vừa thi tuyển vừa xét tuyển” – anh T nhận xét.
“Cách
làm sát hạch này chỉ hợp lý nếu một vị trí có nhiều hồ sơ nộp vào và
với trường hợp 5 năm kinh nghiệm. Còn với những vị trí chỉ có một ứng
viên, tại sao không tuyển luôn?”.
Anh T đề xuất Hà Nội và cả các
địa phương khác, khi áp dụng chính sách tuyển dụng đặc biệt, nếu cần
phải sát hạch, thì nội dung nên thay đổi.
Trước
hết, hãy sát hạch về hồ sơ: Kiểm tra các văn bằng chứng, chứng chỉ;
kiểm tra thành tích học tập nghiên cứu; kiểm tra về kinh nghiệm công
tác. Về kiến thức chung, chuyên môn và các kỹ năng thuyết trình soạt
thảo văn bản, ngoại ngữ, hãy cho một chủ đề, yêu cầu ứng viên chuẩn bị
bài viết chuyên đề 20 - 30 trang và bài thuyết trình dưới dạng Power
point (file.ppt) tiếng Việt, Tiếng Anh (với các vị trí cần ngoại ngữ) có
độ dài khoảng 15 phút. Thí sinh thuyết trình trước hội đồng sát hạch
bằng tiếng Việt, Tiếng Anh (với vị trí cần tiếng Anh); sau đó hội đồng
sát hạch hỏi và thí sinh trả lời trả lời.
Hội đồng sát hạch không
chỉ gồm người của cơ quan quản lý công chức, của đơn vị tiếp nhận, mà
cần có cả các chuyên gia cao cấp về nhân sự, chuyên gia khoa học, tâm lý
– có thể mời hoặc thuê - từ bên ngoài, đại diện các đơn vị liên quan
như các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, những trí thức muốn xã hội tốt
đẹp, minh bạch hơn.
“Tôi cũng có thêm một băn khoăn nữa. Từ khi
áp dụng chính sách xét tuyển thẳng, năm 2013 Hà Nội chỉ có 9 người thuộc
diện thủ khoa, thạc sĩ nước ngoài bị trượt thi sát hạch. Năm 2014, con
số này là 10 người. Và năm nay tăng đến 30 người. Phải chăng, kỳ sát
hạch này là cách để… loại những người giỏi một cách nhanh chóng nhất?”.
“Lời
khuyên của tôi với các bạn thủ khoa, sinh viên đại học và sau đai học ở
nước ngoài bằng giỏi, xuất sắc nếu muốn trở thành công chức Hà Nội,
đừng dự tuyển theo hình thức xét tuyển thẳng nữa mà hãy tham gia kỳ thi
chung. Với hình thức thi trắc nghiệm, kết quả sẽ khách quan hơn và được
cộng điểm ưu tiên. Hơn nữa, còn có thể khiếu nại, phúc khảo được, không
như kỳ sát hạch xong là xong, chẳng biết kêu ai”.
Tâm sự của một thạc sĩ giỏi khác "Khi
đi học, tôi từng hỏi bạn bè sau này có vào công chức không, họ đều lắc
đầu. Nhưng tôi luôn muốn cống hiến để nước mình có thể đối đầu với những
quốc gia khác. Sự đóng góp của tôi chỉ như hạt cát, nhưng nhiều hạt cát
gom lại sẽ thành bãi cát lớn, đất nước sẽ hùng mạnh hơn. Những đối
tượng thủ khoa, thạc sĩ giỏi phải khẳng định tố chất đầu tiên là cần cù,
chịu khó, bởi chỉ mình tố chất thông minh vẫn chưa đủ cho họ đạt được
kết quả như vậy. Tố chất thứ hai chắc chắn là sự thông minh - mới có thể
trở thành “thủ lĩnh” của cả một trường. Bên cạnh chuyên môn giỏi, họ
còn có ngoại ngữ - là một lợi thế khi quan hệ với quốc tế". |
Theo Chi Mai/VietNamnet