“Choáng” với học phí ngoài công lập

Cuộc đua xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS) đang tới hồi cao trào. Tuy nhiên, theo phản ảnh từ các thí sinh, học phí quá cao khiến nhiều em e dè khi đăng ký xét tuyển NVBS vào các trường ĐH-CĐ ngoài công lập.

  Cuộc đua xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS) đang tới hồi cao trào. Tuy nhiên, theo phản ảnh từ các thí sinh, học phí quá cao khiến nhiều em e dè khi đăng ký xét tuyển NVBS vào các trường ĐH-CĐ ngoài công lập.

Phụ huynh, sinh viên đều sốc

Trước mùa tuyển sinh, nhiều trường ĐH công bố mức học phí tính theo tháng hoặc năm học; tuy nhiên, ngay sau đó, các trường lại đột ngột thay đổi cách thu theo tín chỉ khiến cho cả phụ huynh lẫn thí sinh đều cảm thấy “sốc”.

Tại ĐH Hoa Sen, dù thông báo trước đó của nhà trường là thu học phí chương trình tiếng Việt từ 3,5 - 3,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, khi đến nhập học, sinh viên (SV) lại buộc phải đóng học phí tính theo tín chỉ.

Em Nguyễn Ngọc Anh, SV ngành thiết kế đồ họa, than thở: “Em nghe nói quy định của Bộ GDĐT là SV được đóng học phí theo tháng và mức học phí nhà trường công bố là từ 3,5 - 3,8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đến nhập học thì nhà trường buộc phải đóng theo tín chỉ. Hiện, gia đình em đang phải xoay xở 25 triệu đồng cho em đóng học phí, chưa kể các khoản phụ phí đi kèm”.

Sinh viên làm thủ tục nhập học tại ĐH Công nghiệp TP.HCM.
Sinh viên làm thủ tục nhập học tại ĐH Công nghiệp TP.HCM.

Cũng đột ngột thay đổi cách tính học phí là ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM. Trước đó, trường này ra thông báo mức học phí 1,3 - 1,5 triệu đồng/tháng (hệ ĐH) và 1,1 - 1,3 triệu đồng/tháng (hệ CĐ). Tuy nhiên, khi nhập học, SV phải đóng học phí trình độ ĐH là 520.000 đồng/tín chỉ, CĐ là 465.000 đồng/tín chỉ. Như vậy, mỗi học kỳ SV đăng ký khoảng 5 môn thì phải đóng học phí gần chục triệu đồng.

Song, chóng mặt hơn cả vẫn là mức học phí theo tín chỉ của ĐH Kinh tế Tài chính. Theo công bố mới nhất của trường, năm nay mức học phí của trường lên tới 2.410.000 đồng/tín chỉ...

Gánh thêm hàng chục khoản phụ thu

Dù đã phải gánh mức học phí cao ngất ngưởng, vào năm học, SV còn phải gánh thêm nhiều khoản tiền đáng kể khác như: Tiền học tiếng Anh, tiền cơ sở vật chất, tiền giáo trình, chăm sóc sức khỏe…

Theo Bộ GDĐT, kết thúc đợt 1 xét tuyển NVBS ngày 15.9, hầu hết các trường ĐH công lập đều đã tuyển đủ chỉ tiêu với mức điểm cao hơn hẳn năm ngoái. Do đã hết cửa vào ĐH công lập, đợt xét tuyển NVBS kéo dài tới tháng 10.2013, các thí sinh có điểm trên sàn chỉ còn 2 lựa chọn: Một là vào ĐH ngoài công lập, ĐH vùng; hai là chờ năm sau thi lại.
Phạm Mai

Chẳng hạn: ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM, ngoài khoản học phí SV còn phải đóng: Lệ phí nhập học 500.000 đồng, BHYT bắt buộc 290.000 đồng, giáo dục thể chất 300.000 đồng/tín chỉ. ĐH Ngoại ngữ Tin học cũng bắt buộc SV đóng lệ phí nhập học 300.000 đồng, BHYT và bảo hiểm tai nạn 320.000 đồng. Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn thu 550.000 đồng, riêng SV nữ đóng thêm 290.000 đồng cho 1 bộ đồng phục áo dài.

Tuy nhiên, đáng kể nhất vẫn là khoản thu phụ phí tiếng Anh của nhiều trường ĐH. Cụ thể, cao nhất là mức học phí tiếng Anh dự bị ĐH tại ĐH Quốc tế RMIT Việt Nam với trên 37 triệu đồng/cấp độ (6 cấp độ). Kế đến là mức học phí tiếng Anh của ĐH FPT 9 triệu đồng/cấp độ. Không kém cạnh, dù là trường ĐH mới thành lập chưa lâu nhưng ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM cũng đưa ra mức phí tiếng Anh lên tới 8.780.000 đồng/cấp độ...

Theo Dân Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.