Có nên hay không việc sinh viên làm thêm

Câu chuyện làm thêm của sinh viên thì chẳng mấy lạ lẫm, tuy nhiên nó lại là một câu hỏi khiến cho phụ huynh cũng như sinh viên phải đau đầu cân nhắc.

Câu chuyện làm thêm của sinh viên thì chẳng mấy lạ lẫm, tuy nhiên nó lại là một câu hỏi khiến cho phụ huynh cũng như sinh viên phải đau đầu cân nhắc.

Ai vừa bước vào cuộc sống sinh viên, cũng "khao khát" được tự mình làm ra tiền, tuy nhiên sự "nghiệt ngã" đôi khi lại làm phản tác dụng. Bạn sẽ nhanh chóng chán nản, bạn bị gò bó vào một khung thời gian nhất định, kiếm được tiền nhưng lại phải đánh đổi quá nhiều thứ. Chẳng dễ dàng gì để sinh viên có được một công việc làm thêm vừa ổn định, vừa hiệu quả nhưng điều đó không có nghĩa là "part time" không dành cho sinh viên. Ngược lại, bạn nên chọn cho mình một công việc làm thêm phù hợp, vừa bổ trợ cho chuyên môn của ngành mà mình đang theo học, vừa nâng cao kĩ năng mềm và tất nhiên là thu về một khoản "kha khá" để tăng thêm thu nhập.

Có nên hay không việc sinh viên làm thêm - Ảnh 1.

Tiền chưa phải là tất cả, kinh nghiệm mới là yếu tố hàng đầu

Nhiều sinh viên tìm kiếm một công việc part time chỉ vì mục đích kiếm thật nhiều tiền. Điều đó không sai, nhưng nó không phù hợp với nhiệm vụ mà một sinh viên cần đặt lên hàng đầu, việc học kinh nghiệm bổ trợ cho công việc sau này mới là điều quan trọng nhất. Những người đặt mục tiêu kiếm tiền lên trên hết là sai lầm nghiêm trọng, chỉ vì cái lợi trước mắt mà đánh đổi đi nhiều thứ. Mỗi người sẽ có trung bình 4 đến 5 năm cho chương trình đào tạo đại học tùy vào chuyên ngành, 4 đến 5 năm cho một quá trình làm việc lâu dài sau này, chừng ấy cũng đủ để thấy sinh viên cần kinh nghiệm chuyên ngành nhiều hơn trước khi nghĩ đến chuyện kiếm tiền phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Chắc chắn sẽ có nhiều bạn gia đình hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng để chọn công việc cho mình. Dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, hãy đặt kinh nghiệm lên trên tiền bạc.

Chấp nhận làm… không lương

Nhiều cô cậu sinh viên quá vội vàng kiếm tiền mà quên mất đi nhiệm vụ chính của bản thân, đó là học tập để chuẩn bị cho công việc sau khi tốt nghiệp. Muốn có một công việc liên quan đến ngành học không phải là một việc dễ dàng gì, vì lí do part time nên chỉ một vài nơi tuyển dụng các công việc có liên quan như thế. Tuy nhiên, công việc để bổ trợ kỹ năng mềm thì hoàn toàn không thiếu, trở ngại lớn nhất là lương bổng thường không cao, thậm chí phải làm không lương khiến cho nhiều sinh viên chán nản. Học chuyên ngành báo chí có thể làm cộng tác viên viết bài, học IT có thể làm thêm thiết kế đồ họa hay lập trình các thuật toán đơn giản, học PR có thể làm truyền thông cho các công ty để quảng cáo sản phẩm… vậy các ngành như Kế toán, Luật hay Y dược thì sẽ làm thêm bằng cách nào?

Công việc part time vô cùng đa dạng, nếu bạn đang băn khoăn không biết công việc nào phù hợp với ngành nghề thì hãy nghĩ ngay đến những công việc bổ trợ kỹ năng như Dịch bài, Xin cộng tác cho các công ty tổ chức sự kiện hay có thể làm gia sư để vừa học vừa nắm kiến thức nền. Thậm chí bạn phải chấp nhận làm không lương để học hỏi kinh nghiệm, trang bị những kiến thức thực tiễn càng sớm càng tốt, có thể tới chỉ được quan sát và phụ các công việc nhỏ nhặt, tuy nhiên từ đó để học hỏi được nhiều điều hơn.

Thời gian đầu có thể sẽ phải làm không như thế, nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi và tiếp thu được chuyên môn thì họ sẽ có những khoản tiền hỗ trợ xứng đáng. Bạn phải có tầm nhìn xa, để chuẩn bị cho việc tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp.

Phụ bán cafe, karaoke...được gì và mất gì?

Nhắc đến việc làm thêm có lẽ không thể bỏ qua việc phụ bán ở các quán café, quán karaoke hay các quán ăn nhậu, bởi lẽ loại hình dịch vụ ấy rất nhiều và trải khắp hầu hết. Hai bên đường dày đặc những quán café, những con phố karaoke luôn nhộn nhịp và đơn giản ở đấy không yêu cầu bằng cấp. Chỉ cần rãnh thời gian là có thể làm được, mà sinh viên thì đáp ứng đủ mọi yêu cầu ấy. Tuy nhiên, bạn phải xem xét mình được gì và mất gì từ công việc đó.

Có nên hay không việc sinh viên làm thêm - Ảnh 2.

Đầu tiên là bạn kiếm được tiền, bạn sẽ thấy được giá trị của đồng tiền, học được cách "chiều lòng" khách hàng và năng động hơn để đáp ứng được công việc. Nhưng, công việc ấy lại là một chu trình được lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ không có sự sáng tạo, không cần tư duy, cũng chẳng cần phải "vắt óc suy nghĩ", chỉ cần mỉm cười và làm mang thức uống theo yêu cầu của khách. Những ai chưa từng thử sẽ nghĩ rằng nó cũng không có gì to tát, và đúng thật vậy, nhàm chán là điều đáng phải bàn đối với sinh viên. Chúng ta cần năng động, chúng ta cần sáng tạo, chúng ta cần người khác lắng nghe ý tưởng của mình chứ không phải là mình phải làm theo người khác. Chưa kể, công việc tại các quán karaoke hay quán nhậu lại kéo theo hàng loạt những rắc rối mà ngay chính bạn cũng chẳng thể nào lường trước được.

Tuổi trẻ, va vấp là điều đương nhiên, nhưng đừng bao giờ cho rằng bạn có quyền sai và được phép làm sai để hướng suy nghĩ mình vào những thói xấu. Thử xem mình được những gì và phải đánh đổi những gì, đặt nó lên bàn cân trước khi quyết định đến công việc làm thêm mà bạn chọn.

Tôi chưa từng nghĩ rằng mình sẽ "đi làm thêm"

Không phải vì gia đình khá giả hay lười nhác mà tôi "không" đi làm thêm, điều mà tôi đang làm là đi học hỏi kinh nghiệm hỗ trợ cho công việc sau này. Sinh viên không thể không tìm kiếm cho mình một công việc ngoài giờ học, tuy nhiên hãy nghĩ đến nó như là một cách để bạn vừa học vừa làm, vừa kiếm ra tiền để trang trải cuộc sống, vừa tích lũy được những bài học quý giá giúp ích cho công việc sau này.

Bạn không thể có đủ kinh phí để phục vụ cho việc học đại học, bạn buộc phải kiếm thêm tiền để tiếp tục sự học của mình, tôi không bảo rằng bạn không nên làm thêm mà hãy xem nó như là một cách học hỏi kỹ năng cũng như kinh nghiệm, để bạn luôn xác định rằng mình phải vận dụng trí óc vào mọi công việc, luôn tìm tòi tìm ra hướng giải quyết nhanh nhất cho dù đó là công việc hết sức đơn giản. Đừng đi làm… hãy đi học.

Theo Kênh 14


Bộ xương khủng long dài bằng 2 xe buýt được bán đấu giá hơn 6 triệu USD
Một bộ xương khủng long Apatosaurus dài 21m, nặng hơn 22 tấn, được đặt tên là Vulcan, gần đây đã trở thành hóa thạch khủng long lớn nhất từng được bán đấu giá khi nó được mua với giá khoảng 6,4 triệu đô la tại một cuộc đấu giá ở Pháp.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.