- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con đường nào cho trường chuyên?
Nếu phác thảo một bức tranh toàn cảnh về giáo dục phổ thông Việt Nam trong vài chục năm trở lại đây thì những điểm sáng nhất, nổi bật nhất phải thuộc về hệ thống trường THPT chuyên.
Nếu phác thảo một bức tranh toàn cảnh về giáo dục phổ thông Việt Nam trong vài chục năm trở lại đây thì những điểm sáng nhất, nổi bật nhất phải thuộc về hệ thống trường THPT chuyên.
Trao giải cho học sinh trường chuyên của ĐHQG Hà Nội. Ảnh: Bùi Tuấn |
Với sứ mệnh mà những nhà giáo, những nhà khoa học có công sáng lập mô hình trường chuyên từ những năm 60 của thế kỉ trước đưa ra là phát hiện, bồi dưỡng và phát triển những học sinh có tài năng đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, trường chuyên đã góp phần rất lớn trong việc đào tạo ra những nhà khoa học, những chuyên gia hàng đầu trên nhiều lĩnh vực, không chỉ thành danh trong nước mà còn có uy tín quốc tế. Đó là những đóng góp to lớn mà dù không thiện cảm mấy với trường chuyên cũng không thể phủ nhận.
Hiện nay, cơ hội phát triển vẫn đang rộng mở phía trước khi Bộ GD&ĐT thực hiện đề án trường chuyên với kinh phí rất lớn nhằm mục đích xây dựng hệ thống trường chuyên thành mẫu hình tương lai của tất cả các trường THPT, thành cái nôi phát hiện và nuôi dưỡng nhân tài.
Những bất cập của trường chuyên
Thế nhưng nếu nhìn lại, suy xét bằng một cái nhìn tỉnh táo và nghiêm khắc sẽ phát hiện ra rằng hệ thống trường chuyên, trong quá trình phát triển đã nảy sinh không ít bất cập.
Hiện nay mỗi tỉnh có từ 1 đến 2 trường chuyên, ngoài ra còn có những trường chuyên thuộc các trường đại học. Số lớp trong trường chuyên cũng ngày càng phình ra. Với số lượng lớn như thế thì chuyện chất lượng hạn chế, mục tiêu bị chệch là điều dễ hiểu.
Rất nhiều học sinh ngày nay hầu như chẳng có tài năng, năng khiếu gì đáng kể cũng có thể vào được trường chuyên nhờ luyện thi kĩ, nhờ được thầy cô giáo nhồi cho những dạng đề, những cách làm quen thuộc.
Vào được trường chuyên rồi cũng rất ít học sinh đặt ra mục tiêu trở thành nhà khoa học. Đa số các em mơ ước sẽ đậu vào những trường đại học “đỉnh” như Kinh tế, Ngoại thương, Y dược… để sau này đi làm kiếm được thật nhiều tiền. Với mục tiêu bình thường như thế thì một trường THPT bình thường cũng có thể làm được, cần gì đến trường chuyên.
Nhìn vào thông kê của Bộ GD & ĐT hằng năm sẽ thấy trong các kì thi chọn học sinh giỏi, số giải phần lớn thuộc về học sinh trường chuyên. Thậm chí có thể gọi đây gần như là sân chơi của riêng trường chuyên vì rất hiếm học sinh trường phổ thông bình thường lọt được vào.
Tuy nhiên, làm thế nào để có được thành tích cao như thế cũng là điều cần phải bàn lại. Với áp lực thành tích từ cấp trên rằng mỗi năm phải có bao nhiêu giải quốc tế, bao nhiêu giải quốc gia, baonhiêu giải khu vực… rất nhiều trường chuyên ra sức chạy đua giải theo kiểu “luyện gà chọi”, nhồi nhét thật nhiều kiến thức, rèn thật nhiều kĩ thuật làm bài, dạy trước, thậm chí đóng khung tư duy học sinh vào những dạng đề, những chiêu thức cốt làm sao có được giải càng cao càng tốt.
Hơn nữa, vì quá đặt nặng việc dạy kiến thức hàn lâm nên ở nhiều trường chuyên việc giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống… bị xao nhãng dẫn đến khả năng thích ứng với xã hội của học sinh ngày càng kém.
Việc luyện học sinh giỏi ở nhiều trường chuyên giống như một guồng quay mà khi bị cuốn vào đó không chỉ học sinh mà ngay cả thầy cô giáo và những nhà quản lí trường chuyên cũng không tránh khỏi cảm giác nặng nề, mệt mỏi. Đây tuyệt nhiên không phải là cách nuôi dưỡng nhân tài đúng nghĩa. Cách bồi dưỡng nhân tài thực thụ là phải tạo ra một môi trường dạy học thật sự tốt giúp học sinh phát triển năng khiếu của mình một cách tự nhiên, không hề gượng ép.
Đề xuất thay đổi
Với những bất cập như thế, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng đã đến lúc không cần đến hệ thống trường chuyên.
Theo ý tôi thì trường chuyên vẫn nên tồn tại. Vẫn rất cần một chính sách mang tầm quốc gia trong việc phát hiện, tập hợp và tạo ra một môi trường thật sự tốt để nuôi dưỡng nhân tài, góp phần đào tạo những lớp trí thức trình độ cao để phát triển đất nước (nhất là trong lĩnh vực khoa học).
Bản thân tôi thì mơ ước rằng cả nước chỉ nên lập ra chừng ba trường chuyên cho ba miền Bắc, Trung , Nam đặt ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn, tuyển chọn những học sinh có tài năng xuất sắc nhất của cả nước và có thiên hướng trở thành nhà khoa học về học, đồng thời tuyển chọn những thầy cô giáo giỏi nhất về giảng dạy. Nhà nước bao cấp toàn bộ kinh phí học tập và sinh hoạt, cấp học bổng và tạo điều kiện về mọi mặt để tạo ra một môi trường thực sự lí tưởng giúp tài năng của các em thăng hoa.
Với
cách làm ấy, tôi tin rằng trường chuyên sẽ thực sự là cái nôi nuôi dưỡng
nhân tài, có khả năng tạo ra được những thế hệ trí thức chất lượng cao,
những thế hệ các nhà khoa học đích thực cho đất nước.
Th.s Hồ Tấn Nguyên Minh (Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên)
Theo VietNamNet
-
Giáo dục4 giờ trướcMới đây, trên mạng xã hội đăng tải clip ghi lại cảnh nhiều học sinh tặng cô giáo hộp quà iPhone 16 được dư luận quan tâm.
-
Giáo dục8 giờ trướcMột cảm giác thất vọng bao trùm lấy tôi sau khi nhận kết quả thi giữa kỳ của con, bao nhiêu công sức, tiền bạc vậy mà hầu hết các môn đều chỉ được 6 -7 điểm.
-
Giáo dục8 giờ trướcQuy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra tại dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đang nhận được sự quan tâm của các trường và phụ huynh, học sinh.
-
Giáo dục10 giờ trướcKỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới và cách tính điểm không còn cào bằng như đã áp dụng từ năm 2008 đến nay.
-
Giáo dục12 giờ trướcBảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục1 ngày trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục2 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục3 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục3 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.