Dạy con tại nhà: mẹ đang tước quyền đến trường của con!

Được đi học, được đến trường là quyền của mọi đứa trẻ, tại sao mẹ lại tước đi cái quyền đó của bé?

Được đi học, được đến trường là quyền của mọi đứa trẻ, tại sao mẹ lại tước đi cái quyền đó của bé?

Mọi người tỏ ra ngưỡng mộ bà mẹ dám là người đầu tiên “dũng cảm” cho con học tại nhà. Tuy nhiên, với các lý do dưới đây, tôi nghĩ người mẹ trong câu chuyện cần xem xét lại quyết định của mình.

Thứ nhất, quyền đi học, quyền đến trường là quyền của tất cả mọi người. Sao người mẹ lại nỡ tước đi cái quyền ấy của con. Mẹ cần cho con đến trường, cho con tiếp xúc với các môi trường giáo dục đã rồi hãy quyết định cái nào tốt cho con. Biết đâu con thích môi trường học cùng bạn bè hơn là ở nhà với bố mẹ thì sao. Bố mẹ quyết định khi con mới có 3 tuổi là đang áp đặt con, đang bắt con làm theo suy nghĩ của bố mẹ. Đứa trẻ cần được tôn trọng nếu nó thích đến trường thay vì phải ở nhà học cùng bố mẹ vì bố mẹ nghĩ học ở nhà tốt hơn.

dạy con, tại nhà, homeschool, giáo dục, mô hình, phương Tây
Đến trường là quyền của mọi đứa trẻ, tại sao mẹ lại tước đi cái quyền đó của bé? Ảnh minh họa

Thứ hai, bố mẹ không phải là chuyên gia mà có thể dạy con tất cả mọi thứ. Đồng ý là bố mẹ có thể dạy con nấu ăn, dạy con rửa bát, dạy con tự chăm sóc bản thân, dạy con những kỹ năng sinh tồn. Nhưng bố mẹ không phải nhà sinh học, không phải nhà vật lý, không phải nhà toán học. Kiến thức lớp 1, lớp 2 có thể nhìn vào sách vở dạy con được. Nhưng kiến thức cấp 2, cấp 3 thì sao, bố mẹ có chắc là mình giải đáp được cho con hết các bài toán ở trong sách lớp 6 không? Thế nên người ta mới phải phân môn, đến giáo viên còn phải mỗi môn một cô thì với trình độ của bố mẹ có thể dạy con tất cả các môn sao?

Thứ ba, học ở nhà trẻ sẽ thiếu môi trường giao tiếp, chỉ tiếp xúc với bố mẹ, trẻ thiếu bạn bè và sự va chạm với nhiều loại người khác nhau. Điều này có thể khiến trẻ tự kỷ, nhút nhát khi sau này phải ra môi trường xã hội. Cha mẹ không phải là xã hội. Mà xã hội mới là nơi trẻ sống. Trẻ cần được tiếp xúc với môi trường xã hội mà ở lứa tuổi thanh thiếu niên, môi trường xã hội chính là nhà trường.

Thứ tư, trẻ cần phải đến trường mới có tương lai, mới có nghề nghiệp. Có thể cha mẹ thấy bằng cấp không quan trọng nhưng nếu trẻ thích trở thành bác sĩ, thích trở thành giáo viên, thích trở thành công an thay vì thích trở thành doanh nhân thì sao. Các doanh nhân có thể không cần bằng cấp vẫn thành đạt nhưng bác sĩ, công an, giáo viên thì nhất định trẻ phải trải qua một quá trình học hành bài bản và phải có bằng cấp mới có thể hành nghề.

Thứ năm, ngay cả ở các nước phát triển mô hình này cũng chưa hề phổ biến. Và tôi được biết, để tự dạy con tại nhà, cha mẹ phải làm việc với chính quyền và phải trải qua một kỳ thi xem trình độ dạy con của cha mẹ thế nào, rồi hỏi ý kiến trẻ xem chúng muốn học tại nhà hay muốn đến trường thì mới được quyết định có cho con học tại nhà hay không. Thế nên đừng học đòi các nước phát triển khi ở nước ta chưa có điều kiện áp dụng những thứ đó.

Vậy nên tôi nghĩ, bé mới 3 tuổi thì ở nhà với cha mẹ cũng được, nhưng đến tuổi lên 6 lên 7 cha mẹ phải cho con tới trường. Ngoài học tập, kỹ năng sống ngoài xã hội vô cùng quan trọng. Tôi thấy phương pháp này không nên khuyến khích, đừng nghĩ cái gì bên Tây cũng tốt!

Độc giả Thùy Anh/ Theo VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.