'Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người không đôi mắt'

Đó là khẳng định của cô giáo Nguyễn Lan Phương, trường THCS Đoàn Kết, Hà Nội. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần nhanh chóng đưa chiến tranh bảo vệ biển đảo vào sách giáo khoa.

Đó là khẳng định của cô giáo Nguyễn Lan Phương, trường THCS Đoàn Kết, Hà Nội. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần nhanh chóng đưa chiến tranh bảo vệ biển đảo vào sách giáo khoa.

'Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người không đôi mắt'

Đại biểu Dương Trung Quốc cho biết: "Trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi, Bộ GD&ĐT trả lời đã đưa những vấn đề liên quan biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa, nhưng khi chúng tôi làm việc thì thấy điều đó không có hoặc rất mờ nhạt". Ông Quốc đề xuất ngay bây giờ phải bắt tay làm việc để bổ sung nội dung này, không cần đợi chương trình sách giáo khoa mới".

'Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người không đôi mắt'

Theo GS. NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, hiện những kiến thức lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mới chỉ có trong một số chương trình bồi dưỡng dành cho giáo viên, nhưng chưa có tài liệu chính thức nào trong sách giáo khoa. Ông cũng cho biết thêm Bộ GD&ĐT đã làm việc với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nội dung về Biển Đông sẽ được tích hợp giữa Lịch sử và Địa lý.

'Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người không đôi mắt'

Ông Nguyễn Quang Ngọc - Hội phó Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đề xuất tất cả các địa phương trong nước cần đưa tài liệu về Hoàng Sa, Trường Sa vào chương trình giáo dục phổ thông. Tư liệu lịch sử nếu không được sưu tầm, tập hợp và giám định sớm sẽ bị mai một.

'Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người không đôi mắt'

PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ - Hội Giáo dục Lịch sử Việt Nam chia sẻ, trong khi chờ đợi chương trình mới được ban hành năm 2018, Bộ GD&ĐT có thể chỉ đạo các sở GĐ&ĐT đưa vào những hoạt động đa dạng như kể chuyện ngoại khóa, đi thăm các di tích lịch sử, những địa danh, kể chuyện anh hùng...

'Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người không đôi mắt'
GS.TS.NGNDVũ Dương Ninh đề xuất: Những nội dung cần đưa vào sách giáo khoa gồm trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc năm 1978-1979, trận đánh Gạc Ma bảo vệ Trường Sa năm 1988.
'Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người không đôi mắt'

Cô Nguyễn Lan Phương, giáo viên Lịch sử, Địa lý, THCS Đoàn Kết, Hà Nội đặt câu hỏi: "Chúng ta muốn thế hệ sau gìn giữ, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ mà không cung cấp đủ tri thức về thứ cần bảo vệ thì họ biết làm sao?".

'Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người không đôi mắt'

Thạc sĩ Trần Trung Hiếu, giáo viên Lịch sử THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An, cho rằng sách giáo khoa hiện hành đã lạc hậu, nhiều bất cập và thiếu sót. Ông nói nhắc lại lịch sử để hiểu hơn về giá trị, từ đó có trách nhiệm với Tổ quốc và định hướng tương lai.

'Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người không đôi mắt'

Ngô Di Lân, nghiên cứu sinh tiến sĩ Đại học Brandeis (Mỹ) quan niệm: Việc công khai, minh bạch hoá thông tin sẽ không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về đất nước mình mà còn giúp bảo vệ độc lập - tự do cho tới muôn đời sau.


Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.