ĐH Kinh doanh và Công nghệ chưa đủ điều kiện mở ngành Y Dược

Đại diện Bộ Y tế cho hay, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chưa phản hồi một số yêu cầu về chuyên môn thì Bộ GD&ĐT đã cấp phép cho mở hai ngành Y, Dược.

Đại diện Bộ Y tế cho hay, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chưa phản hồi một số yêu cầu về chuyên môn thì Bộ GD&ĐT đã cấp phép cho mở hai ngành Y, Dược.

Liên quan đến việc Bộ GD&ĐT cấp phép mở ngành Y đa khoa và Dược học cho ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đại diện Bộ Y tế cho biết, vẫn còn một số thủ tụcchưa hoàn tất.

Chưa đáp ứng đủ điều kiện

Trả lời VTV tối 26/11, ông Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học​ - Công nghệ và Đào tạo​ (Bộ Y tế​) cho hay, thời điểm Bộ trực tiếp thẩm định (tháng 10/2015), trường vẫn phải khắc phục một số tồn tại mới đủ điều kiện đào tạo hai ngành mới.

​"Trường giới thiệu có 47 cán bộ giảng dạy, tuy nhiên Bộ Y tế yêu cầu tối thiểu phải có 50 người trình độ thạc sĩ trở lên. Nhiều người có tên nhưng chưa thấy bản cam kết sẽ tham gia làm giảng viên cơ hữu của trường", ông Lợi nói.

Tuy nhiên, sau một tháng, Bộ Y tế chưa nhận được phản hồi trường đã khắc phục những thiếu sót trong khâu chuẩn bị hay chưa, thì Bộ GD&ĐT đã cấp phép mở ngành.

Trong khi đó, Bộ GD&ĐT cho biết, hiện ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đủ khả năng đào tạo hai ngành này đối với sinh viên năm thứ nhất và thứ hai, còn những thủ tục cần thiết khác, trường sẽ phải hoàn thiện trong 3 năm tới.

Có đủ năng lực mở ngành?

Trao đổi với Zing.vn chiều 26/11, ông Trịnh Ngọc Thạch - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội, cho rằng điều quan tâm nhất là trường có đủ năng lực mở ngành không (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất).

"Đào tạo ngành y càng đòi hỏi cơ sở vật chất, thí dụ các thiết bị kỹ thuật, phòng thí nghiệm, máy móc, công nghệ… Về nguyên tắc mở ngành thì không có gì sai, nhưng thẩm định điều kiện phải cân nhắc kỹ", ông Thạch nói.

Trước câu hỏi quyết định cho ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành ở thời điểm cuối nhiệm kỳ có nhạy cảm, ông Thạch cho rằng,cái gọi là “hoàng hôn nhiệm kỳ” mà đại biểu Lê Như Tiến ví von là đối với bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, lấy biên chế.

"Việc mở ngành đào tạo theo chuẩn đã có chứ không phải hết nhiệm kỳ mà ký ồ ạt", ông Thạch nói.

Cũng theo đại biểu Quốc hội này, sau khi cho mở ngành nếu trường đào tạo không tốt, Bộ Giáo dục có thể thẩm định lại và thu hồi giấy phép.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.