Điểm chuẩn dự kiến sẽ tăng 1 – 2 điểm, cần phải điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển như thế nào?

Thông tin ban đầu từ nhiều địa phương cho thấy điểm thi Tốt nghiệp THPT của các thí sinh năm nay cao hơn năm 2019. Do đó, điểm chuẩn của các trường Đại học được dự báo cũng sẽ tăng.

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, hôm nay (ngày 27/8), các Sở GD&ĐT trên cả nước đồng loạt công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020.

Đề thi "dễ thở", điểm tăng

Theo như đánh giá, nhận định ban đầu của các thí sinh và giáo viên, đề thi năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid–19 được cho là "dễ thở" hơn, không đánh đố học sinh, được giảm tải kiến thức cho phù hợp với điều kiện học tập thực tế của học sinh.

Về điểm thi năm nay, đại diện một số trường Đại học cho rằng đề thi năm nay dễ thở nên phổ điểm thi nhỉnh hơn ở khoảng điểm trung bình và có xuất hiện nhiều bài thi đạt điểm tuyệt đối hơn năm trước. Đặc biệt, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia đợt 1, cả nước ghi nhận 2 điểm 10 ở môn Ngữ văn – môn học được cho là khó có thể đạt điểm tuyệt đối. Từ thực tế đó, việc điểm chuẩn trúng tuyển tăng là điều đương nhiên.

Điểm chuẩn dự kiến sẽ tăng 1 – 2 điểm, cần phải điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển như thế nào?-1

(Ảnh minh họa)

Nên điều chỉnh nguyện vọng như thế nào?

Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020, các thí sinh có 10 ngày thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển nếu như có nhu cầu. Mỗi thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển một lần trong thời gian quy định.

Thí sinh chỉ được sử dụng một trong hai phương thức trực tuyến hoặc bằng phiếu đăng ký xét tuyển khi điều chỉnh nguyện vọng. Các thí sinh phúc khảo các bài thi, môn thi sẽ điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển sau khi có kết quả phúc khảo thi tốt nghiệp THPT.

Điểm cần lưu ý đầu tiên đó là thí sinh không nên căn cứ hoàn toàn vào điểm chuẩn năm 2019, thay vào đó cần căn cứ vào phổ điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay do Bộ GD&ĐT công bố để quyết định.

Sau khi có kết quả thi và có phổ điểm thi của năm nay, các thí sinh nên cân nhắc để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển. Đối với những thí sinh có kết quả tốt hơn dự đoán thì các bạn có thể bổ sung ngành, trường mà mình mong muốn vào ưu tiên số 1 – nơi mà trước đó các bạn chưa dám điền vào nguyện vọng 1. Đối với những thí sinh có điểm thi thấp hơn mong đợi cũng không nên quá lo lắng, các bạn vẫn nên giữ các nguyện vọng đã đăng ký trước đó và bổ sung thêm một số trường mà nhận thấy mọi năm có điểm chuẩn thấp hơn.

Bên cạnh đó, các thí sinh cũng nên xem xét lại tổ hợp môn sau khi có kết quả thi, vì nếu tổ hợp môn lựa chọn ban đầu có điểm thấp thì thí sinh có thể chọn tổ hợp môn khác có điểm cao hơn nếu như ngành đăng ký có xét tổ hợp môn đó.

Điểm chuẩn dự kiến sẽ tăng 1 – 2 điểm, cần phải điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển như thế nào?-2

(Ảnh minh họa)

Nguyên tắc xét tuyển các nguyện vọng như nhau nên nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1 ở trường này, thí sinh vẫn được xét bình đẳng với các thí sinh khác ở trường đăng kí nguyện vọng 2. Việc xét tuyển phụ thuộc vào điểm thi của thí sinh chứ không phải thứ tự sắp xếp các nguyện vọng trong cùng một ngành.

Do đó, không nên thấy điểm thi của mình có khả năng không trúng tuyển đã vội điều chỉnh thứ tự ưu tiên trường, ngành mình yêu thích nhất, mong muốn được học nhất. Hãy chọn lựa, sắp xếp theo đúng sở thích, đam mê và năng lực để không phải nuối tiếc. Đồng thời, nếu ban đầu thí sinh đăng ký quá ít nguyện vọng thì nên bổ sung thêm để tăng cơ hội trúng tuyển.

Điều cuối cùng, là dù thay đổi nguyện vọng xét tuyển bằng phương thức trực tuyến hay bằng phiếu đăng kí xét tuyển, thí sinh cũng phải kiểm tra thật kỹ lưỡng sau khi thực hiện các thao tác thay đổi nguyện vọng, tránh trường hợp sai sót đáng tiếc.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/diem-chuan-du-kien-se-tang-1-2-diem-can-phai-dieu-chinh-nguyen-vong-xet-tuyen-nhu-the-nao-223172

thi tốt nghiệp THPT


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.