'Đuổi học cả nghìn sinh viên là mạnh tay nhưng cần thiết'

“Buộc thôi học không phải điều tốt đẹp nhưng là cơ hội giúp các em khác nhìn lại mình để phấn đấu tốt hơn”, độc giả Ngọc Thảo chia sẻ.

“Buộc thôi học không phải điều tốt đẹp nhưng là cơ hội giúp các em khác nhìn lại mình để phấn đấu tốt hơn”, độc giả Ngọc Thảo chia sẻ.

Đuổi học để răn đe

Trong năm học 2014-2015, nhiều sinh viên ĐH Tây Nguyên có điểm trung bình tích lũy thấp hơn quy định. Thực hiện quy chế của Bộ GD&ĐT, ngày 23/10, trường này ra thông báo cảnh báo và buộc thôi học đối với 1.000 sinh viên. Lãnh đạo ĐH Tây Nguyên đánh giá, đây là biện pháp mạnh tay cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Bạn Nguyên Vũ và nhiều độc giả khác cũng đồng tình với quyết định này: “Việc làm của ban giám hiệu trường là nặng tay, nhưng cần thiết”.

Bạn Ngọc Thảo bổ sung, đây không phải lỗi của nhà trường bởi trong quá trình học tập, cố gắng hay không do sinh viên. Những bạn bị thôi học không phải điều tốt đẹp nhưng cần thiết để họ và người khác nhìn lại, tự chấn chỉnh và phấn đấu tốt hơn.

"Lãnh đạo ĐH Tây Nguyên thực hiện mạnh tay theo quy định cũng là cảnh báo những sinh viên chưa tập trung học tập. Các em biết làm lại từ đầu, sau này mới trở thành người hữu dụng", bạn Văn Hà viết.

Việc đuổi học có thể khiến phụ huynh, sinh viên bị sốc, nhưng ngược lại có lợi cho người học. Bạn Thế Mỹ phân tích, theo mô hình niên chế, nhiều SV học kém bị lưu ban nhiều năm vẫn không thể tốt nghiệp. Sinh viên nợ môn chỉ cần đóng tiền học lại, thi lại nhưng sự tập trung không cao, mang tính đối phó, khiến chính các em mất thời gian. Đuổi học là biện pháp răn đe thích hợp.

Cái giá của sự lười biếng

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, vì học xa nhà, sinh viên không bị gia đình quản lý. Nhiều người thường nước đến chân mới nhảy.

"Nếu các em xuất phát chậm hơn bạn bè đồng lứa nghĩa là đánh mất rất nhiều cơ hội. Đây là cái giá của sự lười biếng, đánh mất sức mạnh tuổi trẻ", Văn Hà nhận định.

Ở góc nhìn khác, nhiều bạn đọc cho rằng, số trường đại học quá nhiều, nhiều nơi không tuyển đủ thí sinh. Vì vậy, việc chú trọng đến chất lượng đào tạo lại càng quan trọng và cần thiết.

1.000 sinh viên thuộc diện cảnh báo và bị đuổi học của ĐH Tây Nguyên nếu còn ngồi trên ghế nhà trường, với thành tích học tập tệ, khi tốt nghiệp sẽ ảnh hưởng rất xấu đến xã hội.

Vì thế, nhà trường lẫn phụ huynh cần phối hợp để xem lại khâu hướng nghiệp từ phổ thông. Cha mẹ phải thay đổi quan điểm, không nên bắt con vào đại học bằng mọi giá, mà có thể định hướng học cao đẳng, trung cấp nghề, phù hợp năng lực bản thân.

Trong những năm học tiếp theo, ĐH Tây Nguyên và các trường khác có thể dễ đầu vào, nhưng "bó" đầu ra - cách giúp ban giám hiệu sàng lọc sinh viên. Đây là phương pháp nhiều nước trên thế giới đã áp dụng.

Tháng 10/2015, Đại học Tây Nguyên có hơn 1.000 sinh viên thuộc diện cảnh báo vì kết quả học tập kém. Hơn 400 sinh viên đã bị thôi học, số còn lại đang "cầm đèn đỏ".

Tại Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, trung bình mỗi năm, nhà trường có hơn 1.000 sinh viên bị buộc thôi học, trong đó đa phần là sinh viên hệ cao đẳng và các hệ không chính quy.

Kết thúc học kỳ 1 năm học này, Đại học Ngân hàng TP HCM cũng buộc thôi học 201 sinh viên, cảnh cáo học vụ gần 100 người.

Tương tự, Đại học Nông Lâm TP HCM buộc thôi học 280 sinh viên, cảnh cáo hàng trăm sinh viên khác…

Giữa tháng 9/2015, ĐH Văn Hiến, TP HCM công bố quyết định buộc thôi học 129 sinh viên do kết quả học tập không đạt yêu cầu năm 2014-2015.


Theo Zing
Theo bạn, việc cho thôi học những sinh viên có thành tích học tập kém, thiếu nghiêm túc là nên hay không nên? Hãy chia sẻ ý kiến của mình bằng cách bình luận vào ô bên dưới. Xin trân trọng cảm ơn!



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.