Lo thiếu tiền, hổng nhân sự trước kì thi THPT quốc gia

Ngày 17/4, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chủ trì cuộc họp triển khai kỳ thi THPT quốc gia với lãnh đạo các Sở GD-ĐT, lãnh đạo các trường ĐH chủ trì cụm thi khu vực phía nam.

Ngày 17/4, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận chủ trì cuộc họp triển khai kỳ thi THPT quốc gia với lãnh đạo các Sở GD-ĐT, lãnh đạo các trường ĐH chủ trì cụm thi khu vực phía nam.

TS Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban đào tạo ĐH và sau ĐH, ĐHQG TP.HCM cho biết, các sở GD-ĐT đồng ý cử đại diện lãnh đạo vào hội đồng thi nhưng vẫn khá lúng túng trong việc điều động nhân sự; không rõ chọn trường phổ thông nào, giao việc gì cho họ. Hơn nữa, khu vực TP.HCM có tới 8 cụm thi nên vấn đề nhân sự có thể sẽ chồng chéo nhau.

một kỳ thi quôc gia

Thí sinh dự thi ĐH năm 2014

TS Chính đề xuất 4 vấn đề: Giao các cụm thi chủ động quyết định có hay không nhân sự của trường phổ thông ở các hội đồng thi; Được chạy thử phần mềm tuyển sinh để làm quen; Có nhân sự ngoài trường phụ trách việc in ấn đề thi chuyên nghiệp; Sớm quy định mức chi để các trường cân đối thực hiện.

Trong khi đó, đại diện Trường ĐH Quy Nhơn- đơn vị được giao tổ chức thi cho 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định-  đề nghị không nên có sự tham gia của các trường THPT vào hội đồng thi.

Cả 2 ý kiến đến từ 2 cơ sở đại học lớn đều đề cập tới vấn đề"thiếu kinh phí". Chẳng hạn khi chấm thi, Bộ nên chỉ đạo UBND tỉnh cùng chia sẻ với cụm thi, không thể để trường ĐH lỗ vì những thí sinh này không phải thi vào trường mình.

Trong khi đó, GS-TS Trần Văn Nam, Giám đốc ĐH Đà Nẵng lại lo lắng về địa điểm thi vì những năm trước, trường đi thuê chỗ thi đã rất khó khăn. Ông Nam mong Bộ sớm có chỉ đạo các trường ĐH hỗ trợ phòng Sở GD-ĐT lo hồ sơ, đề thi

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết TP.HCM có 141.521 thí sinh dự thi, trong đó có 68.150 thí sinh của thành phố, 73.371 thí sinh từ các tỉnh lân cận, chưa bao gồm thí sinh tự do. Thành phố không có cụm địa phương nên thí sinh dự thi xét tốt nghiệp vẫn thi ở cụm

“Theo quy định, thí sinh thi để xét tốt nghiệp THPT không thu lệ phí, nhưng nếu hòa vào thi tại các cụm thi do ĐH chủ trì thì có thu phí hay không? Nếu bây giờ không có hướng dẫn để thu, sau này đòi Sở thì không biết lấy đâu để trả”- ông Sơn nêu.

Giám đốc Sở GD-ĐT Bà Rịa –Vũng Tàu mong muốn Bộ GD-ĐT sớm có văn bản hướng dẫn ôn tập cho học sinh để có căn cứ lấy kinh phí cho công tác ôn tập:

“Theo kế hoạch ngày 30/5 nghỉ hè nhưng tới tháng 7 mới thi, giáo viên không thể để học sinh tự lo trong một tháng. Trường muốn đưa các em vào ôn tập một cách bài bản nhưng kinh phí lấy đâu chưa biết".

 Đặt vào hoàn cảnh thí sinh

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết, về đề thi bộ đã nhận được nhiều thư, email, đặc biệt của các thầy cô vùng cao, nhiều đề nghị đề thi nên xếp rieeng câu dễ, câu khó. " Vì vậy, nên đặt mình vào hoàn cảnh các cháu để xử lý cho hài hòa".

Về ý kiến các trường muốn lùi thời gian chấm thi, nhất là môn văn có thể tính toán lại cho cân đối, đảm bảo tính nghiêm túc, chính xác, Bộ trưởng yêu cầu Cục Khảo thí phải chuẩn bị một số văn bản để ban hành trong tuần tới.

Ông cũng lưu ý "những năm trước, thường dùng khái niệm "thuê phòng thi", nhưng năm nay các trường phổ thông, các trường ĐH gánh vác nhiệm vụ chung cho cả hệ thống. Tất cả phải có trách nhiệm hỗ trợ cho nhau. Những điều quy chế không thể hiện thì các trường được quyền tự chủ.

Theo Lê Huyền
VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.