- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gia cảnh nghèo khó của 2 thủ khoa trường y
Một cô bạn mồ côi cha, con đi thi, người mẹ phải bán sào ruộng lấy tiền lo cho hai chị em. Học chung một lớp, cô thủ khoa thứ hai có hoàn cảnh vất vả không kém khi bố mẹ phải gồng gánh nuôi 5 chị em ăn học.
Một
cô bạn mồ côi cha, con đi thi, người mẹ phải bán sào ruộng lấy tiền lo
cho hai chị em. Học chung một lớp, cô thủ khoa thứ hai có hoàn cảnh vất
vả không kém khi bố mẹ phải gồng gánh nuôi 5 chị em ăn học.
Bán ruộng lấy tiền cho con đi thi
Ngôi nhà của hai thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội và Học viện Quân y cách nhà chàng thủ khoa nghèo Trường ĐH Dược năm 2012 Lê Đức Duẩn không quá xa.
Cả 3 em đều học THPT dưới mái trường Trường THPT Đồng Quan (Phú Xuyên, Hà Nội) và lớp 12A1.
Con đường lầy lội, đầy ổ gà và nước mưa đọng lại dẫn tôi đến nhà Nguyễn Thị Như Quỳnh ở thôn Lưu Đông, xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Cô học trò lớp 12A1 năm nay đã trở thành thủ khoa Học viện Quân y với 29 điểm (cả điểm cộng ưu tiên là 30).
Nguyễn Thị Như Quỳnh chụp chung với mẹ, cô Nguyễn Thị Nhung. (Ảnh: Văn Chung) |
Đón tôi là cô Nguyễn Thị Nhung, mẹ Quỳnh. Cô Nhung 42 tuổi nhưng cân nặng chỉ 35kg, dáng người hom hem, ốm yếu. Cuộc sống hai vợ chồng và 3 đứa con nhỏ của cô trở nên ảm đạm sau ngày chú Nguyễn Văn Thưởng – chồng cô bị tai biến mạch máu não mà qua đời.
Ra đi, chú chỉ kịp cùng vợ cất được ngôi nhà nhỏ đầu làng trên nền đất ao sụt lún. Quỳnh khi đó mới 4 tuổi, chị gái lên 6 và cậu em út lên 1 tuổi.
Hơn 1 năm sau đó cô Nhung nằm liệt giường vì suy yếu, người gầy hốc hác. Nhìn những đứa con thơ nheo nhóc cộng thêm sự động viên của họ hàng, bà con làng xóm cô gắng gượng đứng dậy.
Ngoài mấy sào ruộng, thu nhập của gia đình trông cả vào việc nhận hàng mây tre đan xuất khẩu cô nhận làm thuê cho người ta. Mỗi ngày sau khi đi học về, Quỳnh lại lao vào giúp mẹ. Buổi học của em chỉ bắt đầu vào lúc 21h30 và kết thúc vào hơn 1h sáng hôm sau.
Làm quần quật những mỗi tháng thu nhập của cô Nhung may mắn thì được hơn 1 triệu đồng. Nhà xa trường gần 10km. Trưa Quỳnh ở lại trường học buổi chiều. Bữa cơm mẹ chuẩn bị cho em chỉ có muối lạc với mấy cọng rau luộc. Bạn cùng lớp đôi khi lại san sẻ lát thịt hay miếng đậu cho người bạn khốn khó. Từ quần áo đến sách vở chị em Quỳnh đều dùng lại của nhau hoặc được mọi người thương mến nên cho.
Quỳnh từng nghĩ đến việc nghỉ học vì mẹ ốm đau liên miên, muốn ở nhà giúp mẹ nhưng cô Nhung ôm con khóc: “Con cứ gắng học tốt là mẹ vui, mẹ khỏe liền”. Suốt 12 năm Quỳnh đều là học sinh giỏi toàn diện. Thương mẹ ốm đau, muốn giúp đỡ những người nghèo nên Quỳnh quyết định thi vào Học viện Quân y.
Sau buổi học, về nhà Nguyễn Thị Như Quỳnh lại tất bật giúp mẹ việc đan hàng mây tre đan xuất khẩu. (Ảnh: Văn Chung) |
Nguyễn Thị Thanh Hương, chị Quỳnh hiện học năm 3 hệ CĐ Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Ngày Quỳnh đi thi đại học, nhà hết tiền, cô Nhung đành bán đi sào ruộng lấy 34 triệu đồng lo học cho hai chị em.
Sào ruộng ấy là do bà nội em Đặng Thị Cợp cho 4 mẹ con. Bà thương các cháu, thương con dâu nên gạt nước mắt động viên con cháu phải học cho thật tốt.
Chiếc áo rách của thủ khoa ĐH Y Hà Nội
Chia tay gia đình cô Nhung, con đường gập ghềnh trơn trượt dài hơn 3km dẫn tôi đến nhà của Dương Thị Hạnh, thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội (với 29,5 điểm) cũng là bạn học cùng lớp với Quỳnh.
Nhà Hạnh ở xóm Nội, xã Văn Hoàng, gần ngay chợ của làng. Chiều nhập nhoạng tối. Hạnh và mẹ vẫn lom khom ở gian hàng bé xíu bán rau, đậu cho người trong thôn. Cái áo đồng phục em mặc đã rách tay, màu trắng đã chuyển sang đục và bạc.
Gia đình đông đúc của thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội Dương Thị Hạnh (em ở ngoài cùng bên trái). (Ảnh: Văn Chung) |
Vì “cố để có đứa con trai” mà vợ chồng cô Nguyễn Thị Thơ (43 tuổi) sinh đến 5 người con. 4 con đầu là gái, mãi đến đứa thứ 5 là con trai. Mừng vui chưa lâu, vợ chồng phải nai lưng kiếm tiền nuôi các con ăn học.
Bố Hạnh lóc cóc ra Hà Nội làm thuê ở một xưởng mộc. Mẹ em quần quật với 6 sào ruộng, chăm con lại thêm chạy chợ. Tháng nhiều thì được hơn 3 triệu đồng, tháng ít hai vợ chồng chỉ được hơn 2 triệu chút.
Nhà nghèo nhưng cả 5 người con của cô chú đều được cho đi học. Chị cả của Hạnh hiện đang học năm cuối Học viện Ngân hàng. Hạnh vừa đỗ thủ khoa. Dưới là các em đang học tiểu học và THCS. Sách vở, quần áo của Hạnh và chị em phần nhiều do các anh chị trong họ hàng cho. Bữa cơm là chút hàng ế cô Thơ không bán hết.
Ngôi nhà vợ chồng cô Thơ đang ở do gia đình bên nội gom góp xây cho, đồ đạc từ cái ti-vi đến cái bàn uống nước vỡ kính, cái sa-lon đời cũ đều do mọi người thương tình cho.
Sống trong nghèo khó nhưng 12 năm liền Hạnh là học sinh giỏi, lớp 12 em đạt giải Nhất HSG cấp thành phố. Thành tích học tập của em luôn đứng tốp đầu trong lớp.
Ước mơ trở thành bác sĩ như Hạnh nói: “đã có trong em từ nhỏ. Những lần đi đường thấy người bị tai nạn rồi mẹ bị hạt xơ ở cổ nay lại bị rối loạn nhịp tim chưa có tiền chạy chữa thôi thúc cô gái nhỏ quyết tâm thi trở thành bác sĩ”. Sắp tới ra Hà Nội học, Hạnh nói sẽ đi gia sư kiếm thêm tiền để bố mẹ bớt vất vả.
Con đỗ thủ khoa nhưng hai người mẹ - cô Nhung đến cô Thơ chỉ biết cười trong hạnh phúc. Phần thưởng cho con là những lời động viên hay chút thịt nạc, con cá thêm vào trong bữa ăn.
Hạnh phúc giản đơn là vậy nhưng nơi quê nghèo vẫn sinh ra những thủ khoa giỏi giang, đầy nghị lực như thế.
Theo Vietnamnet
-
Giáo dục17 phút trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục18 giờ trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục23 giờ trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục1 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục1 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục1 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục1 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục2 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục2 ngày trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.