Những dấu ấn đáng ghi nhận của giáo dục Việt Nam 2018: lọt top trường ĐH tốt nhất thế giới, phá kỷ lục tại Olympic Quốc tế

Không thể phủ nhận 2018 là năm mà giáo dục Việt Nam ghi danh thành công trên bản đồ giáo dục quốc tế.

Nếu như Giáo dục Việt Nam xuất hiện trong chương trình Táo Quân - Gala Cười cuối năm thì sẽ được nhắc đến với câu: Một năm giáo dục buồn!

01. 2 trường Đại học Việt Nam lọt top 1000 trường tốt nhất thế giới

Những dấu ấn đáng ghi nhận của giáo dục Việt Nam 2018: lọt top trường ĐH tốt nhất thế giới, phá kỷ lục tại Olympic Quốc tế-1

Tháng 6/2018, tổ chức Quacquarelli Symonds (QS) đã công bố kết quả xếp hạng trường tốt nhất thế giới năm 2019. Theo đó, lần đầu tiên hai Đại học Quốc gia của Việt Nam là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM có tên trong top 1000 các đại học hàng đầu thế giới.

Ngoài ra, cũng có 7 trường ĐH Việt Nam lọt top 500 trường tốt nhất Châu Á, lần lượt là: ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP HCM, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Cần Thơ, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng.

Bảng xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds (QS World University Rankings) là bảng xếp hạng thường niên về thứ hạng các trường đại học trên thế giới của tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) - Anh Quốc. Bảng xếp hạng đại học thế giới QS được đánh giá là một trong những bảng xếp hạng có uy tín và ảnh hưởng hàng đầu thế giới.


02. Thành tích xuất sắc tại các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế

Những dấu ấn đáng ghi nhận của giáo dục Việt Nam 2018: lọt top trường ĐH tốt nhất thế giới, phá kỷ lục tại Olympic Quốc tế-2

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2018, hầu hết các thí sinh của đội tuyển Việt Nam tham dự Olympic khu vực và quốc tế đều giành huy chương, đem về thành tích vẻ vang cho nền giáo dục nước nhà. Cụ thể, toàn bộ 38 lượt học sinh thuộc 7 đội tuyển dự thi Olympic đều đạt huy chương trong đó có 18 huy chương vàng, 14 huy chương bạc và 11 huy chương đồng.

Đặc biệt, bạn Nguyễn Phương Thảo trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên; Đại học Quốc gia Hà Nội đã đạt tổng điểm cao nhất cuộc thi trên tổng số 261 thí sinh. Đây là lần đầu tiên của đội tuyển Việt Nam tham dự các kỳ Olympic Sinh học quốc tế có điểm cao nhất của cuộc thi.

Lý giải về thành tích của học sinh Việt Nam tham dự các Olympic khu vực và quốc tế, Bộ GD-ĐT cho rằng những đổi mới căn bản, đồng bộ về quản lý trong công tác tổ chức thi chọn học sinh giỏi quốc gia và tập huấn các đội tuyển của Bộ GD-ĐT chính là lý do quan trọng đem lại thành tích xuất sắc trong năm nay.


03. Những đổi mới đáng chú ý trong thi THPT Quốc gia 2019

Những dấu ấn đáng ghi nhận của giáo dục Việt Nam 2018: lọt top trường ĐH tốt nhất thế giới, phá kỷ lục tại Olympic Quốc tế-3

Theo thông báo của Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT quốc gia 2019 sẽ có những điều chỉnh trong quy trình tổ chức thi nhằm khắc phục các hạn chế, bất cập. Cụ thể, nội dung đề thi nằm chủ yếu trong chương trình lớp 12, đảm bảo ngưỡng cơ bản để xét tốt nghiệp THPT và có độ phân hóa phù hợp để các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp làm cơ sở cho tuyển sinh.

Về công tác coi thi, Bộ GD-ĐT sẽ điều động cán bộ, giảng viên các ĐH, học viện, trường ĐH và các trường CĐ nhóm ngành đào tạo giáo viên đến các hội đồng thi tỉnh, thành phố để phối hợp tổ chức thi theo nguyên tắc trường ĐH, CĐ địa phương không tham gia phối hợp tổ chức thi tại địa phương mình.

Bên cạnh đó, các quy định về sắp xếp phòng thi, nhất là đối với các thí sinh tự do sẽ được thắt chặt hơn; đồng thời có hướng dẫn chi tiết kỹ thuật niêm phong, lưu trữ, bảo quản bài thi, đề thi để tăng cường bảo mật. Sẽ có camera giám sát phòng chứa tủ đựng đề thi, bài thi 24 giờ/ngày và bộ cũng sẽ tăng cường trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong bảo quản đề thi, bài thi tại điểm thi, hội đồng thi.

Một điểm mới quan trọng nữa là năm 2019, Bộ GD-ĐT sẽ tăng tỉ lệ kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp THPT. Dự kiến, điểm xét tốt nghiệp THPT gồm 70% điểm trung bình các bài thi THPT quốc gia dùng để xét tốt nghiệp THPT + 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 của thí sinh + điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có).


04. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm tăng cao

Những dấu ấn đáng ghi nhận của giáo dục Việt Nam 2018: lọt top trường ĐH tốt nhất thế giới, phá kỷ lục tại Olympic Quốc tế-4

Theo khảo sát của Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2018 ghi nhận sự cải thiện về tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm. Thông qua phỏng vấn trực tiếp 25.000 sinh viên tốt nghiệp sau 12 tháng của 50 trường đại học ở cả ba miền cho thấy, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trung bình là 84% (chưa tính số người đi học tiếp), nhiều trường đạt từ 85 - 97%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành nghề và mức thu nhập khá cao đã đóng góp đáng kể trong việc tăng năng suất lao động cũng như mức tăng trưởng GDP trong cả nước.

Theo Trí Thức Trẻ


giáo dục Việt Nam

sự kiện giáo dục

ngành giáo dục


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.