- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giáo viên Hà Nội gửi tâm thư lên lãnh đạo Hà Nội trước nguy cơ mất thu nhập tăng thêm
Hơn 4.000 giáo viên tại Hà Nội vừa có tâm thư gửi lãnh đạo TP Hà Nội đề nghị điều chỉnh đối tượng được thụ hưởng thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 46/2024/NQ- HĐND ngày 10/12/2024 cho cán bộ, công chức, viên chức.
Tâm thư nêu rõ, Nghị quyết 46/2024/NQ- HĐND ngày 10/12/2024 của HĐND Thành phố Hà Nội về việc quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị- xã hội và các đơn vị sự nghiêp công lập đã thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố, đại biểu HĐND đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn trong việc nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Tuy nhiên, Nghị quyết lại giới hạn đối tượng công chức, viên chức được hưởng. Cụ thể là những cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thu (không được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên) sẽ bị "gạt ra" mà không phải tất cả cán bộ, công chức, viên chức của Thành phố, do thành phố quản lí đều được hưởng.
Hàng ngàn giáo viên tại Hà Nội đang lo lắng vì sẽ mất nguồn thu nhập tăng thêm khi áp dụng Nghị quyết 46 (Ảnh minh họa)
"Chúng tôi cho rằng, việc hầu hết viên chức là giáo viên không được hưởng thu nhập tăng thêm theo nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND là một sơ suất khá lớn, điều này sẽ dẫn đến những hệ luỵ không tốt.
Việc này sẽ tạo ra sự bất bình đẳng trong hàng ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố. Cùng là viên chức nhưng người được hưởng người không được hưởng nguồn thu nhập tăng thêm mà kinh phí lại là nguồn từ cải cách tiền lương còn dư của ngân sách các cấp.
Bên cạnh đó, việc chăm lo cho giáo dục, nâng cao đời sồng giáo viên đã và đang là quyết tâm của cả hệ thống chính trị nhằm đưa giáo dục thực sự trở thành “quốc sách hàng đầu”. Giáo viên không thuộc đối tượng thụ hưởng nguồn thu nhập tăng thêm của thành phố sẽ khiến cho việc thực hiện quyết tâm đó trở nên khó khăn hơn.
Chăm lo cho giáo dục chính là thúc đẩy, nâng cao an sinh xã hội- tiêu chuẩn cao nhất thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội, là tầm nhìn chiến lược trong xây dựng và phát triển thủ đô nói riêng và đất nước nói chung ngày càng giàu mạnh, văn minh, phát triển. Việc hầu hết giáo viên bị gạt ra khỏi đối tượng được hưởng nguồn tăng thu nhập chung của thành phố sẽ khó có thể nâng cao an sinh xã hội...", tâm thư nêu rõ.
Thầy Nguyễn Văn Đường, giáo viên Trường THPT Phú Xuyên A (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cho biết, những đơn vị trường học công lập tự chủ một phần hoặc tự chủ hoàn toàn chỉ là hình thức, về bản chất thì vẫn là các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ. Nguồn thu của các đơn vị này là học phí sẽ được trừ khi cấp trên giao dự toán, học phí thu được sẽ dùng để bổ sung cho chi lương, cho phát triển sự nghiệp giáo dục, cho công tác chuyên môn nghiệp vụ... chứ không phải là tăng nguồn thu để nâng cao thu nhập. Cho nên, các đơn vị trường học công lập này thực chất vẫn do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên.
“Là trường tự chủ 1 phần, nhưng năm nay, Trường THPT Phú Xuyên A không có thưởng Tết, thu nhập tăng thêm của giáo viên cả năm là 0 đồng, giáo viên cũng không được hưởng các khoản phúc lợi khác như nghỉ mát. Với những giáo viên trẻ đi làm khoảng 10 năm, mức lương thấp chỉ dưới 10 triệu đồng/tháng, ngoài ra không có thêm thu nhập khác ngoài lương.
Nếu không được hưởng khoản thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 46 sẽ là một thiệt thòi lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống giáo viên. Giáo viên rất hụt hẫng khi nghe hiệu trưởng và kế toán thông báo “trường hết tiền, nên sẽ không có thu nhập tăng thêm". Trong khi đó, giáo viên các trường tại các địa phương khác vẫn được hưởng mức thu nhập này như bình thường.
Bên cạnh đó, theo quy định mới về dạy thêm học thêm, nhà trường sẽ không được thu tiền dạy thêm và phải chi 1 khoản khá lớn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu kém, ôn thi cho học sinh yếu kém, khiến ngân sách của nhà trường càng thêm khó khăn, việc giáo viên có thu nhập tăng thêm dựa vào nguồn ngân sách của trường lại càng không khả thi”, thầy Đường băn khoăn.
Cô Nguyễn Thị Minh, giáo viên Trường THPT Ngô Quyền (Ba Vì, Hà Nội) cũng không khỏi băn khoăn trước Nghị quyết 46 của HĐND TP Hà Nội: “Là trường đang thí điểm tự chủ một phần, nhưng mỗi tháng khéo lắm giáo viên cũng chỉ có khoảng 400.000 tiền thu nhập tăng thêm từ ngân sách của trường. TP cắt khoản thu nhập tăng thêm của thành phố thì giáo viên quá thiệt thòi. Nếu áp dụng quy định này sẽ không có đơn vị nào muốn thí điểm tự chủ tài chính vì ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của đội ngũ giáo viên”.
Theo Báo điện tử VOV
-
Giáo dục2 giờ trướcLựa chọn ngành học phù hợp với nữ giới học giỏi Toán và mang lại mức lương cao được nhiều bạn trẻ quan tâm.
-
Giáo dục5 giờ trướcKỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2025 tại TP HCM sẽ diễn ra vào hai ngày 6 và 7-6, gồm 3 môn: Ngữ văn, toán, và ngoại ngữ
-
Giáo dục8 giờ trướcNguyễn Thụy Như Anh tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi và Nguyễn Thị Thu Hiền đang học đại học ngành sư phạm âm nhạc đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ vào năm 2025.
-
Giáo dục8 giờ trướcNăm 2025, nhiều trường đại học lớn, trong đó có các trường đại học ngành sư phạm thông báo bỏ phương án xét tuyển bằng kết quả học tập (học bạ) bậc THPT.
-
Giáo dục21 giờ trướcKỳ thi đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội năm nay diễn ra 6 đợt với quy mô 85.000 lượt thí sinh, lệ phí 600.000 đồng/lượt.
-
Giáo dục1 ngày trướcTính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều tỉnh, thành phố thông báo về việc lựa chọn môn thứ 3 thi vào lớp 10 THPT 2025, hầu hết các địa phương chọn môn Tiếng Anh.
-
Giáo dục1 ngày trướcNội dung Thông tư 29/2024 có hiệu lực từ ngày 14/2 quy định rõ những trường hợp giáo viên được phép và không được phép dạy thêm.
-
Giáo dục1 ngày trướcKhông cấm giáo viên dạy thêm nhưng Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định, giáo viên các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcNgoài xét học bạ, dùng điểm thi tốt nghiệp và xét kết hợp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2025 xét tuyển thẳng học sinh giỏi có giải cấp tỉnh hoặc IELTS 6.0 trở lên.
-
Giáo dục1 ngày trướcNhiều trường đại học khu vực phía Bắc tiếp tục công bố phương án tuyển sinh với nhiều điểm mới đáng chú ý.
-
Giáo dục2 ngày trướcVấn đề dạy thêm tiếp tục trở thành chủ đề được phụ huynh quan tâm trên các diễn đàn, nhiều người băn khoăn giáo viên có được phép mở trung tâm dạy thêm?
-
Giáo dục2 ngày trướcSau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày, nhiều phụ huynh và học sinh gặp khó khi xây dựng lại nề nếp sinh hoạt cũng như kế hoạch học tập.
-
Giáo dục2 ngày trướcNăm nay, nhiều trường đại học top đầu dự kiến điều chỉnh phương án tuyển sinh, trong đó giảm chỉ tiêu xét tuyển đầu vào bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
-
Giáo dục2 ngày trướcTheo quy định mới nhất của Bộ GD&ĐT, mọi tổ chức hoặc cá nhân tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường đều phải đăng ký kinh doanh.