Gợi ý cách dạy con học toán cực hay từ việc nấu ăn

Dưới đây là bí quyết giúp mẹ dạy con "2 trong 1" cực thú vị khi kết hợp việc dạy trẻ nấu ăn và hướng dẫn con học toán.

Dưới đây là bí quyết giúp mẹ dạy con "2 trong 1" cực thú vị khi kết hợp việc dạy trẻ nấu ăn và hướng dẫn con học toán.

Gợi ý cách dạy con học toán cực hay từ việc nấu ăn

Với các bà mẹ, bếp không chỉ là nơi để thể hiện kỹ năng nấu ăn khéo léo của mình mà còn là nơi giúp các cô bé, chàng trai có thể học toán cực nhanh và hiệu quả.

1. Cho con lựa chọn thực đơn

Lựa chọn thực đơn là khâu dễ nhất trước khi nấu ăn. Tuy nhiên, bé sẽ phải biết nên lựa chọn thực đơn nào phù hợp với bữa ăn sáng hay trưa, tối, số lượng nhiều hay ít. Ví dụ như, mẹ chỉ nên làm 2 cái bánh để ăn sáng hay phải làm 4 cái cho cả nhà?

Việc lựa chọn thực đơn sẽ giúp con có thể học cách liệt kê, tổng hợp thông tin và nhanh trí trong giải quyết vấn đề.

2. Học làm toán qua các dụng cụ nấu ăn

Dụng cụ nấu ăn không đơn giản chỉ sử dụng để nấu ăn, nó còn là một trong những “bộ dụng cụ học toán” cực hữu ích và hấp dẫn cho trẻ.

Dụng cụ nấu ăn hay làm bánh có thế là: muỗng, bát, cốc có chỉ số đo, thìa giúp trẻ có thể học cách đong đo, cân đếm khi nấu ăn.

3. Cho trẻ học phân chia phần trong bếp

Bất kỳ món ăn nào cũng cần phải phân chia nguyên liệu để nấu. Công việc này mẹ nên nhường cho trẻ để trẻ học cách phân chia.

Ví dụ như món ăn cần hai cốc bột mì hãy giao cho con làm nhiệm vụ này và lấy hai cốc bột mì, nếu món ăn cần 1/2 cốc bột mì thì hãy giải thích cho con thế nào là 1/2. Tương tự như nhiều món ăn và cách đong đếm thực phẩm khác nhau, mẹ hãy giải thích cặn kẽ để trẻ hiểu về số lượng thực phẩm và học cách tính toán.

4. Dạy trẻ cộng trừ trong nấu ăn

Nấu ăn là cách học cộng trừ nhanh và đơn giản, dễ nhớ nhất so với những cách học khác. Ví dụ, mẹ có thể nói với con rằng, nếu con cần làm 20 cái bánh quy, con phải công thêm bao nhiêu phần bột mì hoặc nếu làm ít hơn thì trừ đi bao nhiêu phần bột mì. Giúp con làm việc đó và hướng dẫn để con hiểu.

day-con-nau-an-blogtamsuvn (1)

Việc cộng trừ trong nấu ăn sẽ giúp trẻ học toán nhanh và thú vị hơn

Cách dạy này sẽ vô cùng hữu ích và có lợi khi con học toán. Ngoài dạy trẻ cộng trừ, mẹ cũng có thể dạy trẻ chia hoặc nhân với từng công thức làm món ăn.

Lời khuyên của mẹ Nhật khi dạy trẻ nấu ăn

Dành cho những bà mẹ đã bị thuyết phục bởi ý tưởng cho trẻ vào bếp từ 4 tuổi, xin mách 3 quy tắc của Hana, một bà mẹ Nhật thông thái đã truyền lại:

1. Luôn chú ý đến an toàn đầu tiên

Trước khi quyết định cho trẻ học nấu ăn, mẹ và bé cần phải có một “cam kết”. Chẳng hạn như: rửa tay trước khi nấu ăn hay không được chạy loanh quanh trong bếp.

Thêm vào đó, để tránh những tai nạn liên quan đến dao, mẹ cần chuẩn bị riêng những loại dao làm bếp an toàn với trẻ và chỉ cho con cầm dao khi bé đã thực sự thành thạo và làm chủ được đôi tay.

day-con-nau-an-blogtamsuvn (2)

Đặc biệt cũng cần chú ý đến việc hướng dẫn phương pháp sử dụng các thiết bị bếp một cách an toàn. Như làm sao để bật, tắt bếp gas, sử dụng máy hút mùi…

2. Hãy bắt đầu ở khu vực bàn ăn trước

Dạy con nấu ăn không phải là chuyện một sớm một chiều. Không thể cho bé “đứng bếp” ngay lập tức. Hãy bắt đầu với khu vực bàn ăn và cho bé chế biến những vật liệu thô trước như như rau, vo gạo hay đánh trứng, cuộn cơm….

Mẹ cũng nên lưu ý may cho con một chiếc tạp dề nhỏ và một cái ghế con để tăng chiều cao cho bé đỡ phải với tay khi lấy những dụng cụ trong bếp.

3. Nấu món ăn từ dễ đến khó

Những món ăn đơn giản và thích hợp nhất cho trẻ tập nấu là trộn salad, nộm hay các món bánh đơn giản với các khuôn hình đáng yêu. Dạy cắt gọt cũng nên bắt đầu từ những vật liệu mềm trước như đậu phụ hay dưa chuột.

Sau đó, khi trẻ đã thành thạo cách sử dụng bếp lửa, mẹ mới nên cho con học những món chiên, xào hay rán. Khi trẻ đã hiểu những nguyên tắc cơ bản trong bếp núc, bạn có thể cho trẻ tham gia vào các lớp học nấu ăn ngoại khóa để trẻ có cơ hội biết thêm các món ăn thú vị khác cũng như làm quen với nhiều bạn bè có chung sở thích.

Theo Gia đình Việt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.