Khen thưởng tiểu học cuối năm: Mỗi nơi một kiểu

Việc thực hiện đánh giá, khen thưởng cuối năm với học sinh tiểu học tại mỗi trường lại có những khác biệt. Vẫn còn đó những băn khoăn, trăn trở của phụ huynh và giáo viên sau 1 năm Thông tư 30 có hiệu lực.

Việc thực hiện đánh giá, khen thưởng cuối năm với học sinh tiểu học tại mỗi trường lại có những khác biệt. Vẫn còn đó những băn khoăn, trăn trở của phụ huynh và giáo viên sau 1 năm Thông tư 30 có hiệu lực. 

Trăn trở

Sau buổi họp phụ huynh cuối năm, chị Anh Ngọc, có con đang học lớp 3 tại quận Thanh Xuân vẫn còn không ít băn khoăn...

Thông tư 30, học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, đánh giá, quan sát, xếp loại, khen thưởng
Tròn một năm Thông tư 30 được thực hiện trên ở các trường tiểu học cả nước và vẫn còn đó những băn khoăn, trăn trở. (Ảnh minh họa, Ảnh: Văn Chung).

Bản thân chị biết được sức học của con nên không quá lo lắng về cách đánh giá mới ở tiểu học. Theo nhận xét chung của chị, giáo viên nhận xét cũng khá cẩn thận. Con chị được nhận xét chung là "Thông minh, tiếp thu nhanh nhưng vẫn còn chưa tập trung."

Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng tổng hợp kết qua năm học 2014-2015 của lớp, chị Anh Ngọc băn khoăn: Về kết quả học tập con chị được trường xếp loại A là hoàn thành xuất sắc các môn học và hoạt động giáo dục. Ngoài ra, học sinh hoàn thành tốt môn Toán và môn tiếng Việt cũng được xếp loại A.

Trong khi đó, có con hoàn thành tốt môn Toán và tiếng Việt vẫn xếp loại B dù các môn thể dục, âm nhạc hay năng lực, phẩm chất giữa các em loại A, B đều như nhau. Có em xếp loại B điểm Toán, tiếng Việt còn cao hơn.

“Vậy căn cứ để trường xếp loại A, B các cháu ở đây là gì cũng cần được nêu cụ thể" - chị Ngọc đề xuất. Tôi cũng băn khoăn liệu có nên so sánh giữa các học sinh không khi chủ trương là khuyến khích, động viên các con phát huy được năng lực, phẩm chất của riêng mình?

Thông tư 30, học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, đánh giá, quan sát, xếp loại, khen thưởng

Chị Nguyễn Thủy, có con đang học lớp 3 ở Vĩnh Phúc cũng chia sẻ: “Nhìn vào sổ theo dõi của con tôi chỉ thấy cô ghi môn tiếng Việt con đọc lưu loát; môn Toán nắm được kiến thức; đi học chuyên cần và tích cực tham gia các hoạt động nhóm. Nhìn sang mấy phụ huynh bên cạnh cũng thấy ghi gần như vậy. Tôi mong được cô nhận xét, đánh giá được sự tiến bộ của con trong năm qua nhưng chưa thấy”.

“Trước đây cháu đi học có điểm số, phụ huynh dễ nắm được việc học của cháu có tiến bộ hay không. Hiện nay cô chỉ có dòng nhận xét trong học bạ là cháu Hoàn thành hay Chưa hoàn thành, Đạt hay Chưa đạt nên muốn hiểu rõ phụ huynh phải trao đổi với cô thật kĩ” – chị Thủy cho biết.

Trong khi đó, anh Hoàng Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) có con học lớp 4 cho rằng: “Ở một số trường, dù điểm số hiện được cho không quan trọng nhưng vì muốn vào trường tốt nên không ít lời khen và điểm số của con chưa phản ánh đúng thực chất. Phụ huynh thì ít khi được tham khảo ý kiến. Việc tham gia của con đánh giá các bạn cũng chưa làm tốt.”

Giáo viên thức đêm làm sổ sách

Trong khi đó giáo viên một trường tiểu học tại quận Đống Đa (Hà Nội) cho biết việc nhận xét ở học kỳ II với học sinh vẫn còn dài. Phần ghi năng lực, phẩm chất khá khó. Giáo viên chỉ viết chung chung những câu như con biết yêu gia đình, bạn bè,…

Theo giáo viên này, việc ghi vào sổ học bạ với học sinh tiểu học như trước đây ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo được việc gia đình và phụ huynh nắm rõ tình hình của con.

Về giấy khen, trường này có 3 mục khen ghi vào học bạ gồm: học sinh tiểu biểu toàn diện, học sinh hoàn thành tốt nội dung các môn học và rèn luyện; Học sinh khen từng mặt (ghi cụ thể khen mặt nào).

Thậm chí có hiệu trưởng một trường tiểu học ở Hà Nội chia sẻ thời điểm này giáo viên toàn trường phải ở lại qua đêm để hoàn thành hết số hồ sơ, sổ sách cho học sinh.

Thông tư 30, học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, đánh giá, quan sát, xếp loại, khen thưởng
Giấy khen của học sinh một trường tiểu học. (Ảnh: Facebook).

Trong khi đó, tại Trường TH Nguyễn Trãi, quận Hà Đông, Hà Nội nhà trường đã thiết kế mẫu phiếu tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh, có các lựa chọn cho phụ huynh tích vào về đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, ví dụ như ý thức tự phục vụ bản thân, khả năng giao tiếp, tự học ở nhà,…

Các giáo viên cũng chia học sinh thành các tổ nhóm nhỏ để đánh giá về nhau thông qua các bảng tiêu chí hết sức cụ thể. Học trò tự bình bầu và phản biện về nhận xét của các thành viên rất sôi nổi và hào hứng.

Việc khen thưởng của trường dựa trên 3 mặt: hoạt động giáo dục (điểm số và kiến thức của học sinh), sự phát triển năng lực, phẩm chất của trò. Một học sinh có thể có nhiều điểm nổi trội nhưng giáo viên sẽ chọn ra điểm sáng nhất để viết vào giấy khen của con.

Thông tư 30, học sinh, giáo viên, hiệu trưởng, đánh giá, quan sát, xếp loại, khen thưởng

Về thắc mắc của những phụ huynh như chị Lan Hoàng, hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Trãi Bùi Thị Minh Thu cho biết:

“Theo Thông tư 30, điểm số của học sinh chỉ là căn cứ để đánh giá học sinh Hoàn thành hay Chưa hoàn thành, không dùng để xếp loại. Việc xếp loại còn căn cứ vào năng lực, phẩm chất của cả quá trình của con, ví dụ như trên lớp con có ngoan, có tích cực giúp đỡ bạn bè không, có hay tham gia các hoạt động của các bạn hay không, sách vở đồ dùng có gọn gàng, ngăn nắp không, có thường xuyên đi học muộn không,…”

Do đó, theo bà Thu có thể có trường hợp con được toàn điểm 10 bài Toán, tiếng Việt nhưng không được khen thưởng là vì vậy.

Giáo viên căn cứ vào kết quả này mà quyết định hình thức ghi giấy khen là Đạt học sinh toàn diện hoặc Nổi bật về phát triển phẩm chất, Nổi bật về phát triển năng lực, Đạt giải Nhì trong kỳ thi Olympic tiếng Anh cấp trường, Giải Nhì cuộc thi Chúng em kể chuyện Bác Hồ cấp trường hoặc Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học,

Tuy nhiên, vì mục đích khuyến khích, động viên nên tại nhiều trường tiểu học ở Hà Nội, học sinh đều được khen thưởng gần 100%. Giáo viên cũng phải làm việc vất hơn để hoàn thành hết hồ sơ sổ sách, viết giấy khen cho trò. Trường cũng phải làm việc nhiều với phụ huynh để họ hiểu và chấp nhận cách đánh giá này.

Theo Văn Chung/VietNamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.