Khó tin trường bỏ hoang, thầy trò đi học nhờ

Hàng trăm học sinh ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) phải học tập trong các nhà văn hóa xóm, do công trình xây dựng trường Tiểu học ở đây bị đình chỉ vô thời hạn. Điều khó tin này xảy ra suốt 3 năm qua và chưa biết khi nào mới được giải quyết.

 Hàng trăm học sinh ở huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An) phải học tập trong các nhà văn hóa xóm, do công trình xây dựng trường Tiểu học ở đây bị đình chỉ vô thời hạn. Điều khó tin này xảy ra suốt 3 năm qua và chưa biết khi nào mới được giải quyết.

 
Công trình xây dựng Trường Tiểu học Dũng Hợp bỏ hoang từ đầu năm 2011 đến nay

Phá trường cũ, bỏ dở trường mới

Nằm trong chương trình “kiên cố hóa trường học”, tháng 10/2010, dự án xây dựng Trường Tiểu học Dũng Hợp (chung cho 2 xã Nghĩa Dũng, Nghĩa Hợp huyện Tân Kỳ) được khởi công trên địa bàn xã Nghĩa Dũng, mang theo nhiều hi vọng của thầy cô và học sinh ở đây.

Ngôi trường có tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ đồng, trong đó 10% huy động từ sức dân, số tiền còn lại trích từ ngân sách tỉnh Nghệ An. Dự kiến đến quý 3/2011 công trình 2 tầng, 10 phòng học này sẽ hoàn thành. 

Trước đó, để lấy đất xây dựng trường mới, cơ quan chức năng đã cho tháo dỡ trường cũ, dẫn đến cảnh 110 học sinh của 5 lớp học phải đến học nhờ ở các nhà văn hóa xóm.

Đến đầu năm 2011, khi công trình mới chỉ xây xong phần thô của tầng 1 thì nhà thầu đột ngột ngừng thi công. Nguyên nhân được xác định do chủ thầu (công ty TNHH Nam Hà, đóng ở thị trấn Tân Kỳ) không được “rót” đủ vốn. Công trình bị đình chỉ từ đó đến nay, bỏ hoang giữa mưa nắng.

Suốt 3 năm, các em học sinh tiểu học ở đây vẫn phải học tập trong nhà văn hóa xóm thiếu thốn đủ bề.

Nhiều người nơi khác đặt chân đến địa bàn đều cảm thấy ngỡ ngàng trước cảnh hàng trăm trẻ em cùng trang lứa, cùng bậc học nhưng phải ngược xuôi, chạy đôn chạy đáo mỗi em mỗi ngả đến “lớp học”.

“Nhà tôi có 2 cháu học lớp 1 và lớp 3. Hai năm nay 2 đứa phải đi học tại nhà văn hóa của 2 xóm cách xa nhau. Mỗi buổi sáng vợ chồng lại chia nhau mỗi người chở một đứa đến lớp” – chị Trần Thị Phúc (xã Nghĩa Dũng) ngán ngẩm kể.

Nhiều phụ huynh khác cùng chịu chung nối niềm như chị Phúc, họ cũng chẳng biết đến bao giờ con cái được học tập trong trường lớp “kiên cố hóa”.

Trường bức xúc, xã “bó tay”

Hơn 100 em học sinh phải học nhờ tại các nhà văn hóa xóm

Trao đổi với chúng tôi, Hiệu trưởng Hoàng Văn Hiến, Trường Tiểu học Nghĩa Dũng cho rằng, lúc khởi công, nhà trường cứ nghĩ dự án sẽ được triển khai đúng tiến độ, học sinh chỉ phải học tạm trong thời gian ngắn. Ai ngờ công trình bỏ dở, đẩy thầy trò vào cảnh “ăn nhờ, ở tạm”.

“Khó khăn, vất vả lắm! Thầy đi dạy thì cứ phải “nhảy cóc”, chạy từ xóm này đến xóm khác. Trò đi học đường xa, không thuận tiện, mất đi quyền được sinh hoạt, vui chơi tập thể. Học tập trong các nhà văn hóa thiếu thốn đủ bề, không đảm bảo chất lượng” – ông Hoàng Văn Hiến cho biết.

Theo ông Hiến, phía nhà trường đã nhiều lần đệ đơn trình các cấp, từ UBND xã đến huyện, rồi phòng GD-ĐT đề nghị tái khởi động dự án, nhưng tình hình không có gì thay đổi.

Ông Nguyễn Doãn Loan, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Dũng than phiền: “Biết là thương các em đấy nhưng chúng tôi cũng chỉ biết chờ cấp trên vì đây là dự án do huyện làm chủ đầu tư”.

Vị lãnh đạo xã cho biết thêm, tháng 9/2012, huyện Tân Kỳ và nhà thầu đã trực tiếp làm việc với xã, thống nhất phía xã sẽ hoàn thành số tiền đối ứng 10% (270 triệu) cho nhà thầu; phía huyện sẽ có kế hoạch đốc thúc, tái khởi động dự án.

“Trước mắt, chúng tôi có kế hoạch sáp nhập 2 cơ sở trường THCS trên địa bàn để lấy tạm 3 phòng học cho học sinh tiểu học. Số còn lại vẫn phải tiếp tục học nhờ tại các nhà văn hóa” – ông Loan kết luận.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.