Kinh nghiệm trị con thói "ăn vạ" của bà mẹ Mỹ

Các bà mẹ thường có xu hướng đặt ra điều kiện trao đổi để con nguôi giận, thôi mè nheo. Tuy nhiên, điều này sẽ nuôi dưỡng thói quen xấu của bé.

Các bà mẹ thường có xu hướng đặt ra điều kiện trao đổi để con nguôi giận, thôi mè nheo. Tuy nhiên, điều này sẽ nuôi dưỡng thói quen xấu của bé.

Trẻ giận dữ, “ăn vạ” là điều không thể tránh khỏi, bởi đó là một cảm xúc tự nhiên của con người. Thậm chí, ngay cả khi bạn đối xử tốt và vui vẻ với con, chúng vẫn “ăn vạ”, mè nheo.

 - hình 1

Giận dữ là cảm xúc tự nhiên trẻ cần vượt qua.

Trong cơn giận, trẻ thường khóc lóc, hét lớn, hay buồn bã. Đôi khi chúng cũng đánh, đá, căn và vứt mọi thứ xong quanh trong cơn nóng giận. Điều này có thể xảy ra với các độ tuổi của trẻ, nhưng đặc biệt là những trẻ nhỏ, bởi bộ bão của chúng vẫn còn non nớt, bốc đồng. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng, hay sợ con nghịch ngợm, sẽ có thói quen xấu khi con nhỏ thường mè nheo, hay “ăn vạ”. Đó là một cảm xúc tự nhiên trẻ cần vượt qua.

Nguyên nhân gây ra điều này là do trẻ bị quá tải về mặt cảm xúc. Có thể trẻ bị áp đặt đến sợ hãi, thất vọng, mệt mỏi, đói, bối rối hay không thoải mái.

Hầu như chúng ta quên rằng trẻ không thể điều chỉnh được những gì chúng ta đang nói. Bởi vậy, khi trẻ càng nóng giận, chúng ta càng lớn tiếng quát mắng con, điều này chỉ khiến con tổn thương hơn. Hơn nữa, các bà mẹ thường có xu hướng đặt ra điều kiện trao đổi để con nguôi giận, thôi mè nheo. Tuy nhiên, điều này sẽ nuôi dưỡng thói quen xấu của bé.

“Một ngày cuối tuần, tôi đưa con gái mình đi chơi công viên với bạn bè của chúng. Nhưng khi ra về, con bé lại muốn đồ chơi của một bạn khác. Tôi không đồng ý và nói với con đồ chơi đó không phải của nó. Và con bé đã khóc trong vòng 1 phút. Sau khi con bé bắt đầu ngừng khóc, tôi mỉm cười và giang rộng vòng tay ra. Con bé sà vào lòng tôi sau và ôm tôi thật chặt. Sau đó, nó trả đồ chơi cho bé gái kia.

Tất cả những gì tôi làm là lắng nghe, và bên cạnh con bé khi nó trong tình trạng nóng giận”.

Vì vậy, bố mẹ hãy nhớ, lắng nghe con nhiều hơn, nói ít hơn, có mặt bên cạnh con và đừng tỏ ra lo lắng khi con giận dữ.

Theo Gia đình Việt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.