Kỳ thi THPT quốc gia 2016: Bí kíp “vượt vũ môn” nhẹ tênh

Các "98er" đã chuẩn bị đến đâu cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia rồi nhỉ? Nếu vẫn còn lo lắng, hãy lắng nghe chia sẻ từ các “cựu chiến binh” của mùa thi năm trước nhé

Các "98er" đã chuẩn bị đến đâu cho kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia rồi nhỉ? Nếu vẫn còn lo lắng, hãy lắng nghe chia sẻ từ các “cựu chiến binh” của mùa thi năm trước nhé, bạn hẳn sẽ bỏ túi được kha khá bí kíp vượt qua kỳ thi này thuận lợi hơn đấy!

Thuốc thần mang tên “SGK”

Đến giai đoạn nước rút này rồi thì cho dù bạn có cố nuốt thêm kiến thức “cao siêu” từ các sách tham khảo thì chắc chắn bạn sẽ vấp phải cuộc "biểu tình" rầm rộ của não bộ.

Bạn Huỳnh Thị Ánh Ngân (Sinh viên năm 1, ngành Xã Hội học, trường Đại học Văn Hiến) tâm sự: “Năm ngoái mình trải qua kỳ thi THPT khá nhẹ nhàng vì mình xác định kiến thức trong sách giáo khoa là chuẩn nhất. Gần đến ngày thi, mình chỉ cần hệ thống kiến thức cơ bản của 3 môn chính của mình là Toán – Văn – Anh và môn phụ mình chọn là Địa lý bằng các bảng biểu thì cảm thấy “dễ thở” hơn rất nhiều. Vì khi cứ ôm cả đống lý thuyết đọc đi đọc lại, mình dễ bị rối và hoang mang, không biết đọc đoạn nào hay bỏ bài nào”.

Theo thông tin của Bộ Giáo dục, đề thi của kỳ thi THPT có đến 60% là kiến thức cơ bản và 40% kiến thức nâng cao. Vậy nên, tốt nhất vẫn là chúng ta nên nắm chắc hơn một nửa số điểm từ các kiến thức trong SGK đi nha!

“Thương” phòng thi như “người ấy”

Thật tình mà nói thì cảm giác bước vô phòng thi hơi bị giống cảm giác bước ra chiến trường luôn á. Bạn nào nói không hề sợ hay cảm thấy hồi hộp thì chắc là đang giả bộ bình tĩnh rồi. Thậm chí có nhiều bạn còn bị hội chứng “sợ phòng thi”, đặt chân đến phòng thi là chân tay bủn rủn, toát mồ hôi hột. Nhưng mà đã nói là bệnh thì hầu như đều có thuốc chữa nhé, nghe mấy bạn “ma cũ” mách nước mẹo hay để đỡ run nè…

“Để làm quen với không khí phòng thi, nên bất cứ khi nào giải đề, mình cũng đặt đồng hồ đếm giờ để biết phân chia thời gian hợp lý. Còn một “bí mật” nho nhỏ nữa là lúc nào mình cũng “thủ” một chai nước lọc xin mang vào phòng thi, thấy “nóng đầu”, đổ mồ hôi là nhấp một ngụm để lấy lại bình tĩnh liền.” – bạn Nguyễn Thị Phương Linh (sinh viên năm 1 khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nước ngoài – trường Đại học Văn Hiến) chia sẻ.

Cựu sĩ tử mùa trước chia sẻ kinh nghiệm vượt vũ môn cho "98ers".

Cựu sĩ tử mùa trước chia sẻ kinh nghiệm vượt vũ môn cho "98ers".

Học tủ coi chừng "tủ đè"

Với các "98er" thi khối xã hội, các bạn đừng quá quan trọng chuyện học thuộc lòng. Xu hướng ra đề ở các năm gần đây cho thấy đề thi các môn xã hội sẽ đi theo hướng gợi mở kiến thức xã hội, giảm thiểu tình trạng học thuộc lòng. Vì vậy, sĩ tử 98 ơi, đừng quên trang bị cho mình vốn kiến thức xã hội cần thiết để đưa vào bài thi nha. Thỉnh thoảng, cùng ba mẹ xem thời sự vài phút để cập nhật tình hình xã hội, biết đâu sẽ giúp bạn kiếm được vài điểm ngon lành mà không cần tốn quá nhiều sức. 

“Học thật” chứ đừng “học gạo” bằng cách thường xuyên đọc sách báo để mở rộng vốn kiến thức xã hội.

“Học thật” chứ đừng “học gạo” bằng cách thường xuyên đọc sách báo để mở rộng vốn kiến thức xã hội.

Đừng đợi mất bò mới lo làm chuồng

“Năm ngoái, báo đài đưa tin nhiều bạn phải chen chúc dưới trời nắng mưa để nộp hồ sơ rất vất vả. Mình thì may mắn hơn vì có tìm hiểu từ trước nên đã nộp bản sao học bạ online vào trường Đại học Văn Hiến từ trước khi thi tốt nghiệp.” Bạn Võ Ly Na (Sinh viên năm 1 ngành Hàn Quốc học, trường Đại học Văn Hiến) chia sẻ bí quyết giảm tải áp lực nộp hồ sơ của mình.

Theo Thế giới trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.