- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội trời mưa ướt sũng nảy sinh vấn đề gây tranh luận: Ai đi ô tô cũng đưa con vào tận cổng thì chỗ đâu cho đủ?
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2021 cho học sinh THPT không chuyên Hà Nội cuối cùng đã kết thúc tốt đẹp. Nhưng, đằng sau những chiếc ôm mừng rỡ vì làm tốt bài thi, vẫn còn những dư âm "ngoài lề" để lại khiến người ta không khỏi suy ngẫm...
Có lẽ, chẳng có lứa học sinh nào một lúc gặp nhiều "sóng gió" như 2k6. Đây là lứa học sinh 2 năm liền chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Cũng vì dịch, hơn 93.000 học sinh phải làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi, lịch thi bằng hình thức trực tuyến. Đây là điều trong lịch sử chưa từng có.
Bao nhiêu áp lực, bao nhiêu lo lắng, đến ngày thi, thời tiết Hà Nội lại đón các em bằng những cơn mưa mù mịt bởi ảnh hưởng từ áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 2. Hình ảnh nhiều em học sinh ướt sũng người, co ro trong màn trời xám xịt lập cập bước vào cổng trường thi không chỉ khiến phụ huynh mà những ai quan tâm đến đợt thi tuyển này đều thương, đều xót.
Các em, thực sự đã quá vất vả rồi!
Thời tiết Hà Nội đón các em 2k6 bằng những cơn mưa mù mịt bởi ảnh hưởng từ áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 2.
Thế nhưng, hòa trong dòng cảm xúc mừng rỡ vì làm tốt bài thi, vì đã giải tỏa được gánh nặng tâm lý của một lứa thí sinh quá nhiều điều "kỳ lạ", vẫn còn dư âm từ những câu chuyện "ngoài lề" như: Nhiều học sinh đến nhầm địa điểm thi, cảnh sát làm nhiệm vụ phải chở đến đúng nơi cho kịp giờ; Thí sinh đội mưa vào điểm thi vì ô tô bị chặn từ đầu phố, quần áo ướt sạch... khiến người ta không khỏi suy ngẫm.
Phải chăng phụ huynh ngày nay đã quá bao bọc con? Phải chăng vì quá thương con, chúng ta đã tước mất đi cơ hội được tự lập của con mình?... Đây là những câu hỏi được một người đặt ra và nhận về nhiều ý kiến tranh luận.
Chẳng có lứa học sinh nào một lúc gặp nhiều "sóng gió" như 2k6.
"Chuyện học là chuyện của bố mẹ hay của bản thân các bạn? Mà sao bố mẹ cứ phải xoắn lên lo lắng thay cho các bạn? 15 tuổi, 16 tuổi chuyện gì cũng biết, mạng internet vào nhanh như gió, chỉ mỗi địa điểm thi là không biết. Trách nhiệm với bản thân thế nào?
Thông tin báo bão vào các tỉnh phía Bắc đã được tivi, radio thông báo từ 2 ngày nay. Phía Bắc đã mưa từ chiều tối qua. Vậy thí sinh đội mưa đi thi cho ướt như con chuột vì đam mê hay vì vô trách nhiệm với bản thân? Quan tâm đến con cái có phải là bảo bọc mọi thứ hay không?", người này đặt câu hỏi.
Điểm thi Phan Đình Giót, bố mẹ đưa đi ô tô thì chặn xe từ đầu Phố Nhân Hoà, các con đi bộ vào đúng lúc mưa tầm tã. Ảnh: Group đồng hành cùng các kỳ thi HSG Tiếng Anh.
Vì nay khác xưa, hay trẻ em bây giờ quá được cưng chiều?
Một phụ huynh kể, con mình từ lớp 1 đã không kiểm tra hộ sách vở học, đi du lịch và về quê phải tự sắp xếp đồ đạc. Đi du lịch check in máy bay, hành lý... đều tự làm.
Việc đọc phiếu báo thi và kiểm tra thông tin để thi vào lớp 10, theo người này, là việc của những đứa trẻ. Những cái đó mà con không tự đọc được và không nhớ được là thiếu kỹ năng sống. Muốn không nhầm địa điểm thi thì con phải đến xem trước. Muốn không bị mưa ướt, con phải biết chuẩn bị ô. Ai cũng muốn đưa con vào tận cổng trường bằng ô tô thì chỗ đâu cho đủ? "Kỹ năng là điều vô cùng cần thiết, trách nhiệm rèn giũa con của bố mẹ đầu tiên, ôm ấp bảo bọc quá là lỗi bố mẹ, đừng vội trách các con", chị nói.
Vấn đề thời tiết mưa bão không phải đột ngột mà được thông báo từ nhiều ngày trước.
Nhiều người cũng đồng tình với ý kiến này, bởi theo họ, vấn đề thời tiết mưa bão không phải đột ngột mà được thông báo từ nhiều ngày trước, và ngày đầu tiên đi thi cũng đã có mưa, vậy thì cho con 1 bộ quần áo mưa giấy đâu có khó khăn gì? Kể cả không mưa nắng gì thì trên xe lúc nào cũng phải sẵn những thứ ấy, phòng khi bất chợt cần đến.
"Việc bố mẹ bảo bọc con, lo cho con là 1 thời gian dài sẽ khiến các bạn nảy sinh thói ỷ lại. Mọi thứ đã có bố mẹ lo, việc của thí sinh là chỉ cầm giấy báo, cầm bút đi thi (thế mà có bạn còn quên). Trong mọi tình huống con cần thích ứng để vượt qua, đấy mới là mục tiêu của giáo dục. Không phải cứ khó khăn là đổ lỗi tại ngoại cảnh", một phụ huynh có con thi vào lớp 10 năm nay nêu ý kiến.
Chúng ta nên rút ra những bài học quý giá vì đây chỉ là chặng thử sức đầu tiên của các con, càng lên cao sẽ là biển rộng và sóng sẽ càng to.
Từ vấn đề được đặt ra này, nhiều người cũng nhớ lại thời đi thi của mình ngày trước. Theo họ, học sinh ngày xưa chịu áp lực tốt bởi được bố mẹ "thả" để tự lập: "29 năm trước lứa chúng tôi đi thi cũng nhằm ngày mưa bão như này, sáng vẫn tự dậy đảo bát cơm rang tự làm hay ổ bánh mì không và cưỡi con xe đạp đi khắp nơi.
Đồng ý là bây giờ giao thông phức tạp với điểm thi có khi xa, bố mẹ đưa đi cho yên tâm. Nhưng cái chuyện bao bọc thái quá như hiện nay, các con thành gà công nghiệp nên những khả năng ứng phó tình huống và kỹ năng mềm rất kém".
"Rèn con là cả một quá trình, đâu cứ phải rèn đúng ngày trọng đại?"
Phản bác lại luồng ý kiến này, phụ huynh tên H.A cho biết: "Sáng nay mình có việc phải ra khỏi nhà đúng thời điểm các bạn đi thi ấy, mình mặc áo mưa cẩn thận nhưng vẫn ướt như chuột lột vì quả thật có đi ra ngoài đường mới thấy cơn mưa sáng nay quá to và trời còn gió nữa. Từ bao giờ việc quan tâm của cha mẹ tới các con lại bị nói thành nuông chiều, rồi các con không tự lập?
Có bố mẹ đi cùng mình thấy được động viên tinh thần nhiều lắm.
Mình 8x đời cuối mà trước đây cứ đi thi không bố thì mẹ chở đi, đi phỏng vấn xin việc cũng thế. Có bố mẹ đi cùng mình thấy được động viên tinh thần nhiều lắm. Rèn con là cả một quá trình, đâu phải ngày một ngày hai và cứ phải chọn đúng ngày trọng đại của con để mà rèn?".
Vì thế, theo những phụ huynh này, việc phê bình hay đưa ra quan điểm cũng phải đúng hoàn cảnh và thời điểm. "Mặc dù con mình không bị ướt và nhà mình cả bố cả mẹ cùng đưa con đi thi, nhưng đó không phải là sự nuông chiều mà là tình yêu thương vô bờ bến. Chẳng lẽ thời xưa khổ, giờ sướng hơn các bác cũng muốn các con khổ theo như thế hay sao?".
Quan tâm chăm sóc con cái là hạnh phúc, là đặc ân của cha mẹ.
Nhiều người cho rằng, quan tâm chăm sóc con cái là hạnh phúc, là đặc ân của cha mẹ, lo lắng bồi hồi là những cảm xúc tuyệt vời cần được trải nghiệm. Đành rằng, nuôi dạy con cái không phải là nâng niu chúng trong lòng bàn tay mà phải để chúng học được cách độc lập vững bước nhưng rèn con là 1 quá trình. Nếu đến ngày thi mà việc rèn con chưa đạt kết quả thì bố mẹ phải hỗ trợ chứ không phải thả cho tập tự lập vào một ngày thi cử quan trọng.
"Vậy nên việc nhầm địa điểm thi hay con đi bộ không có ô bị ướt trong kỳ thi quan trọng như thế này thì vẫn có 1 phần trách nhiệm của bố mẹ (bất kể lý do là gì). Chúng ta nên rút ra những bài học quý giá vì đây chỉ là chặng thử sức đầu tiên của các con, càng lên cao sẽ là biển rộng và sóng sẽ càng to chứ không phải tranh cãi ai đúng sai", một phụ huynh nêu ý kiến.
Theo Nhịp Sống Việt
-
Giáo dục14 giờ trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục19 giờ trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục1 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục1 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục1 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục1 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục2 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục2 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục2 ngày trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục2 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.