Lại khổ vì tiền trường

Hàng chục khoản thu bủa vây phụ huynh đầu năm học. Bộ GD&ĐT yêu cầu các khoản đóng góp từ phụ huynh phải được công khai, minh bạch.

Hàng chục khoản thu bủa vây phụ huynh đầu năm học. Bộ GD&ĐT yêu cầu các khoản đóng góp từ phụ huynh phải được công khai, minh bạch.

Anh H.N, một phụ huynh Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (quận 11, TP HCM) phản ánh về những khoản tạm thu của trường khiến nhiều phụ huynh choáng váng. Theo anh N., trường thông báo có 13 khoản thu, khoản tiền đầu năm học mà mỗi phụ huynh phải đóng lên tới 2,949 triệu đồng.

Nhìn đâu cũng thấy tiền

Mặc dù theo quy định của Bộ GD&ĐT về sách giáo khoa và tài liệu tiếng Anh bậc tiểu học, danh mục các tài liệu thay sách giáo khoa tiếng Anh và các tài liệu này mua hay không theo tinh thần tự nguyện của học sinh. Nhưng, theo phản ánh của anh N., con anh đang học lớp 3 tại trường, mới vào năm học, trường thông báo học sinh lớp 3 phải mua bộ sách tiếng Anh “Family&Friends Edition 3” gồm các sách bài tập, sách ngữ pháp, tài liệu ôn tập bổ sung… với số tiền lên đến 766.000 đồng.

“Khi có quá nhiều phụ huynh phản ứng, nhà trường mới thông báo chúng tôi được quyền photocopy hoặc bỏ những cuốn không cần thiết” - anh N. nói.

 Lại khổ vì tiền trường
Ảnh minh họa: Người Lao Động.

Không dừng lại tiền sách tiếng Anh, theo phản ánh của nhiều phụ huynh, Trường Tiểu học Trần Văn Ơn còn có kiểu chẻ nhỏ từng khoản để thu. Trong đó có khoản tạm thu 2 tháng 8 và 9 đã lên tới 2,183 triệu đồng gồm tiền ăn bán trú, tiền tin học, tiền bảo hiểm tai nạn, tiền BHYT học sinh, tiền tiếng Anh tăng cường, tiền giấy thi, in đề thi… Trường đã thu tiền tổ chức phục vụ bán trú 2 tháng là 160.000 đồng nhưng phụ huynh còn phải đóng thêm tiền vệ sinh phí bán trú 2 tháng là 20.000 đồng, tiền nước uống bán trú 2 tháng là 20.000 đồng.

Nhiều phụ huynh Trường Tiểu học Trần Văn Ơn cũng thắc mắc về khoản học phí tiếng Anh AMA là 220.000 đồng 2 tháng. Một phụ huynh thắc mắc học sinh đã được học tiếng Anh tăng cường nhưng không hiểu sao trường còn có chương trình tiếng Anh này. Dù mang tiếng là tự nguyện nhưng giáo viên luôn nhắc khéo phụ huynh nếu không cho con học, con học kém… ráng chịu thì ai dám không tự nguyện?

Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Đức Hoàng - Trưởng Phòng GD&ĐT quận 11, TP HCM - cho biết đến thời điểm hiện tại, UBND quận và Phòng GD&ĐT chưa hề ban hành bất kỳ quy định về khoản thu nào, do đó trường nào tổ chức thu trước đều sai quy định. Đối với phản ánh của phụ huynh về các khoản thu tại Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, Phòng GD-ĐT sẽ kiểm tra, chấn chỉnh và thông tin để phụ huynh an tâm.

Chấn chỉnh, xử lý nghiêm

Mới khai giảng chưa lâu nhưng chị Phương Liên - sống tại quận Đống Đa, TP Hà Nội - cho hay đã “méo mặt” vì tiền trường. Hai tuần trước đi họp phụ huynh cho con, chỉ riêng tiền quỹ lớp chị đã phải đóng 1,5 triệu đồng. Phụ huynh này cho biết thêm tính thêm các khoản khác như BHYT, sổ liên lạc điện tử, học phí, tiền trường đầu năm mà chị đóng cho cậu con trai đã gần hết một tháng lương cơ bản.

Tuy chưa phải các loại quỹ lớp, quỹ trường vì chưa đến ngày họp phụ huynh nhưng chị Phan Hiền - có con đang học tiểu học tại một trường đóng trên quận Cầu Giấy, TP Hà Nội - cho hay không ít phụ huynh trong lớp của con chị có chung bức xúc vì yêu cầu “đồng phục vở” của nhà trường.

“Trước ngày khai giảng, tôi đã mua cho con mấy chục cuốn vở dùng dần nhưng đến khi nhập học thì cô giáo cho hay sẽ dùng toàn bộ vở của trường chứ không dùng vở tự mua. Cứ tính mỗi cuốn vở ô li của tiểu học là 9.000 đồng, cả khối lớp 1 có hơn 400 cháu, mỗi cháu lại có ít nhất 20-30 cuốn vở thì số tiền bị bỏ phí lên đến cả gần trăm triệu đồng” - chị Hiền nói.

Từ ngày 8-9 đến hết tháng 10, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức 21 đoàn kiểm tra rà soát các điều kiện phục vụ cho năm học mới như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên..., đặc biệt là các khoản thu đầu năm của các trường. Đây cũng được coi là một biện pháp để ngăn chặn lạm thu đầu năm của Hà Nội.

Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội, cho biết trong Quyết định 51 của UBND TP quy định về các khoản thu và việc sử dụng các khoản thu trong nhà trường, việc xã hội hóa phải thực hiện theo quy trình 4 bước. Ví dụ theo ngân sách đầu tư, một lớp chỉ có 4 chiếc quạt để phục vụ 40-50 học sinh thì vẫn rất nóng. Vì vậy cần lắp thêm quạt, thậm chí là máy điều hòa. Muốn làm như vậy, nhà trường phải có sự đồng thuận của đại diện cha mẹ học sinh, sau đó phải lập dự toán, mua quạt, lắp máy điều hòa..., khi hoàn thành phải tuyên bố công khai, minh bạch mua ở đâu, giá cả.

Ông Thống cho hay trong quá trình kiểm tra, Sở GD&ĐT TP Hà Nội sẽ nhắc nhở, đôn đốc các trường thực hiện đúng quy trình. “Những trường hợp cố tình không thực hiện đúng quy định, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý nghiêm” - ông Thống nhấn mạnh.

Người đóng góp có quyền giám sát

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết bộ đã có văn bản quy định chi tiết nội dung liên quan những vấn đề như học phí, đồng phục...

Những khoản đóng góp khác từ phụ huynh, từ những người ngoài nhà trường, bộ cũng đã có thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng.

Nhà trường mua sắm, sử dụng vào việc gì phải công khai dự toán, bảo đảm sự giám sát của người đóng góp trước và trong quá trình thu chi, thanh quyết toán công khai, bảo đảm tính hiệu quả và chất lượng của công trình, tránh chi lãng phí, chi sai mục đích.

Đối với những khoản đóng góp khác, những người đóng góp cho trường có quyền kiểm tra, giám sát chất lượng của công trình khi sử dụng những khoản tiền đóng góp trên.


















Theo Người Lao Động


  • Chuyện chưa kể về clip học trò mang cua tặng cô giáo thu hút 16 triệu lượt xem
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Đoạn clip dài gần 4 phút ghi lại cảnh học trò vùng cao mang những món quà giản dị như cua núi, gừng, hoa lá ven đường... tặng cô giáo, thu hút hơn 16 triệu lượt xem và nhận về nhiều phản hồi tích cực.
  • Loạt trải nghiệm hấp dẫn ở Trung tâm Nhật ngữ Yuki dịp 20/11
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Trung tâm Nhật ngữ Yuki tổ chức nhiều hoạt động và chương trình đặc biệt nhằm tri ân chân thành đến đội ngũ giảng viên tài năng và tận tâm, đồng thời mở rộng cơ hội cho các bạn trẻ.
  • Hiệu trưởng 'ghế nhựa' và ngôi trường 100 tỷ ở vùng biên giới
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Từng là cậu bé đi bán kem dạo ở thành phố Vinh, trở thành thầy giáo đi dạy cũng chỉ có một bộ quần áo lành lặn duy nhất để lên lớp, thầy Khang nói mình như một chiếc "lá rách", nhưng luôn có mục tiêu phấn đấu để trở thành một chiếc "lá lành", không những chỉ có thể lo cho mình mà còn giúp được cho nhiều người khác
  • Những 'cú sốc' du học
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Chuyện về những du học sinh giỏi và thành công luôn vẽ lên bức tranh tươi sáng khiến nhiều người ngưỡng mộ và coi là đích đến. Nhưng có một góc tối - nơi nhiều bạn trẻ không tránh khỏi những cú sốc vì ôm mộng du học nhưng đổi lại là triền miên nợ môn, áp lực chi tiêu đến mức trầm cảm nơi xứ người.
  • 'Lương thấp dễ khiến giáo viên giảm động lực với nghề'
    Giáo dục 
    1 ngày trước
    Nhân dịp 20/11, VietNamNet có cuộc trao đổi với Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch HĐQT Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) - một trong những nữ hiệu trưởng trường tư đầu tiên của cả nước.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.