Từ việc bị 20 nhà tuyển dụng từ chối
Điểm
mạnh của sinh viên mới ra trường bầu nhiệt huyết và sự say mê, ham học
hỏi và cầu tiến, nhưng điểm yếu của họ chính là sự non nớt trong kỹ
năng, kinh nghiệm và cách giao tiếp, ứng xử.
Là
một sinh viên mới ra trường với chưa nhiều kinh nghiệm làm việc hay các
kỹ năng mềm. V.V.Đ (SV ĐH Luật Hà Nội) đã nộp rất nhiều hồ sơ đến các
cơ quan, công ty khác nhau, trong hơn 2 tháng, cậu bạn đã bị hơn 20 nhà
tuyển dụng từ chối vì: chưa đủ kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc. “Là
sinh viên mới ra trường nên mình chưa có cơ hội đi làm toàn thời gian ở
đâu thì lấy đâu ra kỹ năng với kinh nghiệm làm việc.”
Chấp
nhận thử việc 3 tháng không lương Nguyễn Thị T (Học viện Bưu chính Viễn
thông) tràn đầy nhiệt huyết và cầu tiến trong công việc, cô bạn luôn đi
sớm, về muộn và cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên,
sau 3 tháng, cô bạn chỉ nhận được cái lắc đầu của nhà tuyển dụng. Hỏi ra
mới biết, công ty này có “truyền thống” nhận người vào để làm không
công, sau đó lấy một vài lý do để không tuyển dụng chính thức.
Đến việc phải nộp 20 triệu... để được đào tạo lại và ký hợp đồng dài hạn
Nhiều
công ty tư nhân lợi dụng nhu cầu việc làm quá lớn trong các mùa tuyển
dụng nên đã dựng nên nhiều chiêu trò để thu tiền của người xin việc.
Tốt
nghiệp Cao đẳng chuyên ngành Điều dưỡng đã lâu nhưng không có cơ hội đi
làm tại các cơ sở y tế công lập. T.Tr ( SV CĐ Y Vinh) rất vui mừng khi
có cơ hội được làm việc tại Viện X ( một cơ sở y tế tư nhân mới thành
lập được vài tháng). Lấy lý do phải đào tạo lại trước khi ký hợp đồng
dài hạn cùng với các chương trình vừa học vừa làm với mức lương hấp dẫn,
Viện X đã yêu cầu Tr nộp 20 triệu tiền học phí. Sau khi nộp tiền và ký
vào hợp đồng dài hạn với mức lương hấp dẫn, Tr mới té ngửa khi biết công
việc không như những tư vấn viên nói vì mức lương chỉ được trả theo
“sản phẩm” và mấy tháng nay viện nhận được rất ít hợp đồng nên rất nhiều
điều dưỡng viên phải nghỉ ở nhà chờ việc. Mức lương hứa hẹn 7-10 triệu
giờ chỉ còn 2-3 triệu, Tr ngậm ngùi: “Hầu hết các anh chị chỉ làm
được vài tháng ở công ty mình vì công việc quá vất vả, áp lực mà mức
lương thì lại trả theo sản phẩm. Ngày mình đi làm, bố mẹ đã phải bán
trâu để lấy tiền nộp, giờ mình không biết phải làm đến bao giờ mới đủ
tiền mua lại trâu cho bố mẹ.”
T.T (một nhân viên văn phòng) tâm sự: “Quãng
thời gian mới đi làm, mình thực sự rất sốc, vì ở trong công ty, chuyện
đấu đá, kèn cựa xảy ra rất thường xuyên và hầu hết mọi người chỉ bằng
mặt mà không bằng lòng.”
Để có một công việc tốt sau khi ra trường là một điều không hề đơn giản. Những tân cử nhân cần cân nhắc những điều sau đây:
-Tìm hiểu kỹ về công ty, môi trường làm việc, những gì mình phải làm trước khi đến phỏng vấn.
-Hỏi kỹ về công việc, mức lương, chế độ đãi ngộ trước khi bắt đầu làm việc.
-Cân nhắc thật kỹ trước yêu cầu đóng các chi phí đào tạo, tuyển dụng.
-Chú ý xây dựng mối quan hệ hòa đồng, gần gũi với đồng nghiệp.
-Hoàn thành tốt nhiệm vụ và tránh để lộ yếu điểm trong quá trình làm việc.