- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Lễ khai giảng ngắn gọn ở Nhật
Lễ khai giảng ở Nhật được gọi là lễ nhập học và có ý nghĩa khá quan trọng với các học sinh đầu cấp.
Lễ khai giảng ở Nhật được gọi là lễ nhập học và có ý nghĩa khá quan trọng với
các học sinh đầu cấp.
Năm học của Nhật bắt đầu vào tháng 4 và lễ khai giảng thường diễn ra trong khoảng 10 ngày đầu của tháng đó khi mà hoa anh đào nở bừng rực rỡ.
Tôi và gia đình có may mắn đã cùng con trai tham dự lễ nhập học khi cháu vào lớp 1 ở Nhật. Đó là một ngày đáng nhớ và có ý nghĩa nhiều với con. Thông tin về ngày Nhập học của con được Phòng giáo dục Thành phố gửi thư đến tận các gia đình trước khoảng 3 tuần. Thông thường ở Nhật các em thường đăng kí học tiểu học theo khu vực gần nơi cư trú. Số lượng các em học trái tuyến, vào trường điểm như nhà mình tôi thấy hơi hiếm.
Hình ảnh minh họa |
Trong buổi sáng của ngày khai giảng, con trai tôi đã háo hức với bộ đồng phục và chiếc cặp mới tung tăng nhảy chân sáo đến trường. Vừa đi đường con vừa líu lo hỏi chuyện: Không biết lớp con có bạn nào quen học cùng mẫu giáo không? Cô giáo có xinh không?... Ngay từ cổng trường đã có tấm biển với những bông hoa giấy màu sắc sặc sỡ trang trí xung quanh và có tiêu đề: CHÚC MỪNG BUỔI LỄ NHẬP HỌC.
Đến trường con mới biết mình học lớp 1 nào và số thứ tự theo danh sách lớp ra sao. Bố mẹ dẫn các con đến nhận lớp và gặp mặt cô giáo chủ nhiệm. Cô giáo đã mời từng gia đình và các con lên trên bục của lớp để chụp ảnh kỉ niệm, chúc mừng sự kiện của cả gia đình khi "Con vào Lớp Một".
Sau các thủ tục tại lớp học, phụ huynh sẽ được mời đến hội trường lớn của nhà trường để tham dự buổi lễ Nhập học. Buổi Lễ diễn ra trong vòng khoảng 1 tiếng đồng hồ với những thủ tục đơn giản nhưng không kém phần trang trọng. Thầy cô giáo, khách mời và phụ huynh của học sinh khối Một đều mặc lễ phục.
Với tôi xúc động nhất trong buổi lễ là cảnh các anh chị lớp 6 (lớp cao nhất trong bậc tiểu học Nhật) dắt tay các em lớp 1 vào chỗ ngồi dành cho khối một. Một hình ảnh thể hiện sự thân thiện và gần gũi giữa khóa trên, khóa dưới.
Và đặc biệt hơn cả theo tôi là lời dặn dò, phát biểu ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa của thầy Hiệu trưởng. Lời dặn dò này cũng chính là mục tiêu hướng đến của nhà trường. Thầy nhắn nhủ các em học sinh lớp 1 ba điều khi các em bước vào môi trường mới:
1. Mong các em mỗi ngày đến trường đều là một niềm vui.
2. Hòa đồng thân thiện với bạn bè mới.
3. Rèn luyện thể lực cho thật tốt.
Chính những lời dặn dò ngắn gọn nhưng ý nghĩa đó khiến cho các con (trong đó có bé nhà tôi) đã bước vào lớp 1 rất nhẹ nhàng, không có những cú sốc về mặt tâm lý.
Không chỉ vậy mà trong tuần đầu của năm học lớp 1 các em học sinh chỉ học đến 11h45 còn buổi trưa vẫn được ông bà, bố mẹ đón về. Tuần học đầu được coi như sự tập dượt, làm quen với môi trường tiểu học mới.
Sang tuần thứ hai các em mới có ăn trưa tại trường và học thêm 1 tiết vào đầu giờ chiều đến tầm 2h là các em được đón về hoặc được đưa đến các jidokan (một dạng câu lạc bộ trông học sinh ngoài giờ học chính khóa ở Nhật).
Sang đến tuần thứ 3 các em học sinh khối 1 mới học đủ 5 tiết như các anh chị
khối 2,3.
-
Giáo dục2 giờ trướcMới đây, trên mạng xã hội đăng tải clip ghi lại cảnh nhiều học sinh tặng cô giáo hộp quà iPhone 16 được dư luận quan tâm.
-
Giáo dục6 giờ trướcMột cảm giác thất vọng bao trùm lấy tôi sau khi nhận kết quả thi giữa kỳ của con, bao nhiêu công sức, tiền bạc vậy mà hầu hết các môn đều chỉ được 6 -7 điểm.
-
Giáo dục6 giờ trướcQuy định chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra tại dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non đang nhận được sự quan tâm của các trường và phụ huynh, học sinh.
-
Giáo dục7 giờ trướcKỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới và cách tính điểm không còn cào bằng như đã áp dụng từ năm 2008 đến nay.
-
Giáo dục10 giờ trướcBảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục1 ngày trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục1 ngày trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục2 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục3 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.