Một lời nói dối của học sinh đánh đổi bằng cái chết của thầy giáo, nạn nhân đến phút cuối vẫn cố bảo vệ "kẻ" đẩy mình đến đường cùng

Vụ án về cái chết của thầy Song đã gây phẫn nộ dư luận Hàn Quốc không chỉ bởi vì lời nói dối của học sinh mà còn vì cách giải quyết vụ việc của Hội đồng Giáo dục.

Hồi tháng 2 vừa qua, chương trình Curious Stories Y của đài KBS1 đã phát sóng về một câu chuyện có thật về cái chết của thầy giáo họ Song công tác tại trường trung học ở Bắc Seolla, Hàn Quốc, chỉ vì một lời nói dối của học sinh.

Được biết, quy định của hầu hết các trường trung học cơ sở ở Hàn Quốc là bắt buộc học sinh phải giao điện thoại cho phòng giáo viên cho đến khi kết thúc buổi học ngày hôm đó. Một ngày nọ, một nữ sinh, gọi là A, đã hỏi xin thầy giáo chủ nhiệm họ Song cho em được dùng điện thoại trong giờ học để tra tài liệu về bài tập khoa học về nhà. Thầy Song khi đó đã đồng ý nhưng sau đó lại không hề có chút ký ức về điều này.

Một lời nói dối của học sinh đánh đổi bằng cái chết của thầy giáo, nạn nhân đến phút cuối vẫn cố bảo vệ kẻ đẩy mình đến đường cùng-1

Khi đi ngang và nhìn thấy A đang dùng điện thoại, thầy Song đã la em học sinh này vì vi phạm quy định trường học. Khi đó, A cảm thấy rất buồn khi bị giáo viên làm xấu hổ trước mặt bạn bè trong lớp. Em đã hét lên, bật khóc rồi chạy ra khỏi lớp. Thời điểm ấy, thầy Song đã nắm lấy tay của A để ngăn em rời đi nhưng chẳng ngờ hành động này lại góp phần đẩy thầy đến gần hơn với cái chết.

Một lời nói dối của học sinh đánh đổi bằng cái chết của thầy giáo, nạn nhân đến phút cuối vẫn cố bảo vệ kẻ đẩy mình đến đường cùng-2

Trở về nhà, A không dám nói với bố mẹ mình bị đuổi ra khỏi lớp nên đã nói dối rằng em bị thầy Song quấy rối bằng lời nói và quấy rối tình dục. A khi đó cũng bảo bố mẹ hãy đến báo cảnh sát và đòi lại công bằng cho em. A còn nói dối trong bản cáo trạng về những hành động mà thầy Song từng làm với em trước khi bố nữ sinh đưa nó cho các học sinh khác. Vào ngày hôm sau, cơ quan chức năng đã có mặt tại trường của A để tiến hành điều tra vụ việc.

"Thầy đánh và dùng tay sờ soạng người chúng em" - các học sinh đồng lòng nói dối theo A.

Lúc này, nhận ra mọi thứ đã đi quá xa, khỏi sự kiểm soát của mình đến nỗi cảnh sát cũng vào cuộc, A mới lên tiếng trần tình. Nữ sinh này thừa nhận rằng thầy Song chưa bao giờ có hành vi xúc phạm hay xâm hại đến em và những học sinh khác. Chính vì vậy nên sau đó, cảnh sát cũng đồng ý khép lại vụ án.

Một lời nói dối của học sinh đánh đổi bằng cái chết của thầy giáo, nạn nhân đến phút cuối vẫn cố bảo vệ kẻ đẩy mình đến đường cùng-3

Đáng tiếc, Hội đồng Giáo dục lại không muốn bỏ dở vụ việc thế kia. Họ yêu cầu cảnh sát tiếp tục điều tra về thầy Song theo đúng "quy trình nghiêm ngặt về quấy rối tình dục". Thời điểm đó, A cùng gia đình, bạn bè và những học sinh khác đã khẳng định thầy Song vô tội nhưng Hội đồng Giáo dục vẫn muốn đào sâu hơn nữa vào bên trong vụ việc.

Sau đó, các em học sinh còn gửi bản kiến nghị lên Hội đồng Giáo dục, tin rằng thầy Song không làm điều gì sai trái. "Khi nói thầy Song đã động chạm đến chúng em, sự thật là thầy chỉ vỗ vào lưng để cổ vũ khi chúng em học tốt. Thầy Song là một giáo viên tuyệt vời. Xin hãy để thầy tiếp tục được dạy học. Thầy luôn quan tâm và mong muốn điều tốt đẹp nhất cho chúng em. Chúng em thật tình xin lỗi khi gây ra rắc rối cho thầy" - bản kiến nghị viết.

Một lời nói dối của học sinh đánh đổi bằng cái chết của thầy giáo, nạn nhân đến phút cuối vẫn cố bảo vệ kẻ đẩy mình đến đường cùng-4

Trong khi đó, Hội đồng Giáo dục lại tạo áp lực lên thầy Song và yêu cầu người này hãy nhận tội. Cơ quan chức năng nói rằng các học sinh của thầy Song sẽ bị điều tra và xử phạt theo đúng quy định nếu như thầy phủ nhận mọi thứ bởi điều đó có nghĩa là những đứa trẻ đang nói dối. Vì muốn bảo vệ học trò của mình, thầy Song đã nói: "Chắc phải có hiểu lầm ở đây", đồng thời thừa nhận đã vô tình thực hiện hành vi quấy rối đối với các em trên lớp.

Với lời thú nhận này, Hội đồng Giáo dục đã lập tức cấm thầy Song lui tới ký túc xá và yêu cầu chờ lệnh chuyển công tác đến nơi khác. Khi đó, truyền thông cũng đưa tin về vụ việc với tiêu đề "thầy giáo cấp 2 bệnh hoạn đến từ vùng quê Hàn Quốc đã lợi dụng để giở trò đồi bại với các học sinh nữ của mình" và cư dân mạng cũng không tiếc lời mà chỉ trích thầy Song dữ dội.

Không lâu sau, Hội đồng Giáo dục đưa ra cho thầy Song một thời gian thử thách. Quá thất vọng và buồn bã vì bị đối xử như một kẻ tội phạm, thầy Song đã tự tử ngay trong nhà để xe của gia đình. Gia đình thầy Song đã đệ đơn kiện Hội đồng Giáo dục nhưng cuộc điều tra nhanh chóng được khép lại vì các công tố viên "không thể tìm được bằng chứng xác đáng" để điều tra Hội đồng Giáo dục.

Một lời nói dối của học sinh đánh đổi bằng cái chết của thầy giáo, nạn nhân đến phút cuối vẫn cố bảo vệ kẻ đẩy mình đến đường cùng-5Một lời nói dối của học sinh đánh đổi bằng cái chết của thầy giáo, nạn nhân đến phút cuối vẫn cố bảo vệ kẻ đẩy mình đến đường cùng-6

Cái chết của thầy Song vẫn gây ra rát nhiều tranh cãi ở tỉnh Bắc Jeolla. Hội đồng Giáo dục nơi đây cũng đã bị chửi bới và chỉ trích không ít. Cư dân mạng đổ lỗi cho lời nói dối vô trách nhiệm của A nhưng cuộc điều tra được thực hiện bởi sự hối thúc mãnh liệt của Hội đồng Giáo dục cũng góp phần gây ra cái chết của thầy Song.

"Tôi không thể tin được rằng khi ở tình huống xấu nhất, thầy Song vẫn lo cho các em học sinh của mình sẽ bị công tố viên điều tra... Tôi hy vọng những người tố cáo thầy Song rồi sẽ phải trả giá cho nhũng gì họ đã làm" - 1 dân mạng viết.

(Nguồn: K.B)

Theo Nhịp Sống Việt 

Xem link gốc Ẩn link gốc http://nhipsongviet.toquoc.vn/mot-loi-noi-doi-cua-hoc-sinh-danh-doi-bang-cai-chet-cua-thay-giao-nan-nhan-den-phut-cuoi-van-co-bao-ve-ke-day-minh-den-duong-cung-22202021306691.htm

thầy giáo

lời nói dối


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.