- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ngổn ngang nỗi lo đầu năm học: Triển khai chương trình GDPT mới - kiên trì gỡ khó
Năm học 2024-2025 là năm thứ 5 triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới với một vòng khép kín các cấp học. Bối cảnh bộn bề khó khăn, thiếu thốn từ đội ngũ, trường lớp, thiết bị dạy học, SGK mới… đầy thách thức nhưng chương trình đặt ra nhiều kỳ vọng, đó là “đổi mới toàn diện”.
Thành bại ở đội ngũ
Chuẩn bị cho năm học mới, thời điểm này các địa phương đã tập huấn, bồi dưỡng SGK mới cho giáo viên, chuẩn bị trường lớp, rà soát các điều kiện cơ sở vật chất để đón học sinh quay lại trường học.
Giáo viên Trường THCS Giảng Võ (Hà Nội) học cách không mang căng thẳng vào giờ học
Trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình (Hà Nội), ngoài tập huấn chuyên môn ở từng môn học còn mời chuyên gia dạy cho giáo viên cách không mang căng thẳng vào giờ học, gây áp lực lên học sinh. Bà Tô Thị Hải Yến, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, năm ngoái học sinh phải đi học nhờ thì năm học mới, cô trò được đầu tư xây trường mới khang trang, hiện đại, đầy đủ các phòng học, phòng chức năng. Tự thân nhà trường có đội ngũ nhà giáo bản lĩnh, yêu nghề nhưng sẽ không dừng lại ở đó mà vẫn đòi hỏi bứt phá hơn, hiệu quả hơn.
TS. Nguyễn Xuân Trung, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi, quận Hà Đông (Hà Nội) nói rằng, chương trình GDPT mới triển khai vào trường học trên nền tảng cơ sở vật chất khó khăn, thiếu thốn khiến không ít người hoài nghi về cuộc “đổi mới” sẽ ra sao. Nhưng sau thời gian triển khai, hầu hết giáo viên, quản lí trường học đều đánh giá chương trình mới hay, phù hợp thực tiễn, tiệm cận chương trình khu vực và thế giới. Thành bại của chương trình nằm phần lớn ở con người, đội ngũ trong khi đó một bộ phận giáo viên đứng lớp ngại, lười học tập, đổi mới phương pháp dạy. Ở các vùng khó khăn, độ ì của giáo viên có thể còn lớn hơn rất nhiều. Bộ, Sở tổ chức nhiều đợt tập huấn nhưng mỗi đợt gói gọn trong ít ngày chưa khiến giáo viên thấm và thay đổi. Một số quản lí trường học cũng chưa ráo riết đặt ra yêu cầu đổi mới, dẫn đường, “thắp lửa” cho nhà giáo nỗ lực là nguyên nhân dẫn đến thành quả chưa được như mong muốn. “Để triển khai hiệu quả chương trình mới cốt lõi vẫn cần phải tập trung vào người thầy, từ việc đặt ra yêu cầu, kiểm tra, đánh giá có cả khích lệ, động viên họ cố gắng học tập, đổi mới. Nhà trường tổ chức các giờ dạy mẫu, cán bộ, giáo viên cùng dự giờ để đóng góp ý kiến về cái được, cái chưa được nhằm có những giờ học hay”, TS. Trung nói.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh: “Trường học giống như nơi “ươm mầm”, là vườn ươm cây giống mà trong đó người làm vườn phải làm sao không để lai tạp các thứ khác. Hôm nay đào tạo, phải nghĩ đến hàng chục năm sau hạt giống, hạt mầm đó trưởng thành như thế nào. Nếu học sinh vẫn bạo lực lẫn nhau, “đẻ ra” đã thích thành tích, chỉ muốn điểm 9, điểm 10 thì không tiến bộ được”.
Tháo gỡ điểm nghẽn
Ở góc độ quản lí ngành Giáo dục ở địa phương có quy mô trường học lớn nhất toàn quốc (gần 3.000 trường), ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, với địa phương có số lượng trường học lớn, học sinh đông bên cạnh thuận lợi cũng đặt ra rất nhiều khó khăn, thách thức về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ, chất lượng dạy học cũng như giáo dục, rèn luyện đạo đức học sinh. Khi vào năm học mới, vấn đề lo lắng, trăn trở của Sở GD&ĐT là tìm giải pháp để thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy học của toàn ngành, phải có sự quan tâm đến từng cơ sở ở vùng khó khăn, thậm chí đến từng nhà trường, từng giáo viên chuyên môn, từng học sinh trung bình, yếu kém nhằm kéo gần khoảng cách giáo dục giữa các khu vực. Hay từ đặc thù của thành phố là có tốc độ dân số tăng nhanh, vấn đề xây dựng trường học các cấp cũng đặt ra yêu cầu bức thiết, gỡ điểm nghẽn, đòi hỏi ngành phải có tham mưu lãnh đạo UBND thành phố có cơ chế, chính sách, rà soát đất đai để hằng năm xây thêm trường.
Học sinh Trường tiểu học Đống Đa (Hà Nội) trong một giờ học ứng dụng cách pha nước chanh
Bên cạnh đó là quan tâm đến số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học. Trong năm học qua, địa phương đã tổ chức thi tuyển công khai, tuyển dụng được hơn 1.300 biên chế. Tuy nhiên, nếu đối chiếu theo quy định của Bộ GD&ĐT về tỉ lệ giáo viên/lớp thì Hà Nội cần hơn 14.000 giáo viên nữa mới đảm bảo yêu cầu dạy học ở các cấp mầm non, tiểu học, THCS, THPT. Giải pháp tạm thời trước mắt đó là ngành đã hình thành “ngân hàng giáo viên” để các trường có thể hỗ trợ lẫn nhau, giáo viên trường này trống tiết tình nguyện dạy trường khác đồng thời triển khai thí điểm giá dịch vụ giáo dục tạo điều kiện cho các trường tự chủ, tự ký hợp đồng với giáo viên. “Về lâu dài, bên cạnh tuyển dụng biên chế, ngành cũng kiến nghị các cấp quản lí không tinh giản “cứng” 10% viên chức như các ngành khác. Nếu vẫn áp quy định đó, Hà Nội sẽ rất khó khăn trong bối cảnh trường lớp tăng thêm, thiếu giáo viên trầm trọng hơn”, ông Cương nói.
Về triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, từ khi áp dụng chương trình năm 2018 theo hình thức cuốn chiếu ở các cấp học và qua từng năm càng đặt ra đòi hỏi phải đi vào chiều sâu. Chương trình mới đặt ra yêu cầu mới về sĩ số học sinh/lớp, tỉ lệ giáo viên/lớp, chuẩn bị phòng học, phòng thư viện, phòng học bộ môn… Trong khi đó, các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế cũng như mức độ quan tâm khác nhau, khó khăn mỗi địa phương cũng khác nhau chính là nguyên nhân dẫn đến việc đáp ứng điều kiện cho đổi mới còn nhiều hạn chế.
Ở các tỉnh khó khăn như: Hà Giang, Sơn La, Cao Bằng, Điện Biên... những năm qua vẫn loay hoay với việc nâng chất lượng dạy học nhưng kết quả thi tốt nghiệp THPT hằng năm vẫn rất thấp. Trường lớp xuống cấp, thiếu giáo viên, trình độ giáo viên không theo kịp đổi mới đều đặt ra những thách thức lớn. Để đáp ứng yêu cầu, nhiều địa phương này đã “bắt tay” hỗ trợ nhau bằng cách giáo viên vùng thuận lợi dạy trực tuyến cho học sinh vùng khó. Bên cạnh đó, các Sở GD&ĐT cũng tăng cường giao lưu, kết nghĩa để giáo viên vùng thuận lợi tập huấn, chia sẻ kho học liệu lẫn nhau được cho là cách làm hay.
Bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho rằng, trong cuộc họp tổng kết năm học 2023-2024, bà đã đề xuất Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị tổng kết về triển khai chương tình mới, nhằm phân tích tình hình thực tế, rối, khó ở đâu và tạo điều kiện để các địa phương cùng chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp tháo gỡ khó khăn đồng thời bàn về những định hướng, kế hoạch trong giai đoạn sắp tới rõ nét hơn, hiệu quả hơn.
Theo Tiền Phong
-
Giáo dục37 phút trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục6 giờ trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục17 giờ trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục18 giờ trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục21 giờ trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục23 giờ trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục1 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục2 ngày trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục2 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.