Nuôi con như người... Mẹ

Gần đây, tôi đọc được mấy bài viết trên báo mạng về việc dạy con. Người thì viết dạy con như người Nhật, người thì quảng bá việc “dạy con như Tây”.

Gần đây, tôi đọc được mấy bài viết trên báo mạng về việc dạy con. Người thì viết dạy con như người Nhật, người thì quảng bá việc “dạy con như Tây”.

Ngay đến một số tờ báo nổi tiếng của Mỹ, như tờ Time và Wall Street Journal, cũng viết về việc dạy con như người Pháp và người Đức như thế nào.

Hình như đây là tình trạng chung của những người làm cha mẹ trên toàn cầu: khi không biết phải làm gì với con cái của mình, họ đi tìm giải pháp ở chỗ khác chứ không tìm hiểu hoàn cảnh, văn hóa, và môi trường trong nội bộ của mình.

Hầu hết các bài viết đều đưa ra một vài điều mà họ quan sát chứ không có nghiên cứu về văn hoá, môi trường, và hoàn cảnh của các nơi mà họ viết về.

nuôi con, dạy con, làm mẹ, giáo dục
Dành thời gian chơi cùng con. Ảnh: Lê Anh Dũng

Ví dụ, người Đức có thể để cho con cái họ đi lại một mình một cách tự do khi chúng còn nhỏ, nhưng người Mỹ thì không thể áp dụng điều đó được, vì xã hội Mỹ bất an hơn xã hội của Đức và luật pháp của Mỹ không cho phép cha mẹ làm như vậy khi những đứa trẻ dưới một độ tuổi nhất định.

Hơn nữa, nuôi dạy con là một quá trình dài kể từ khi đứa trẻ được hình thành trong bào thai cho đến khi được sinh ra và lớn lên đến một độ tuổi nhất định, chứ không phải như vận hành một cỗ maý mà chỉ cần tuân theo một vài điều chỉ dẫn là có thể làm cho con thông minh hơn, hoặc “chữa”được những tính cách và thói quen đã được hình thành từ thế hệ trước.

Ảnh hưởng tâm lý lúc mang thai

Một số nghiên cứu khoa học (1) đã đưa ra kết luận rằng tình trạng tâm lý của ngừơi mẹ trong lúc mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ, tính cách, tính khí, sức khoẻ, và thậm chí chỉ số thông minh của đứa trẻ nữa.

Trong lúc mang thai, nếu người mẹ bị căng thẳng tâm lý khả năng thì đứa trẻ sinh ra hay nóng giận, hồi hộp, và bị rối loại tâm lý là rất cao; có trẻ thậm chí còn bị bệnh tự kỉ.

Trong một nghiên cứu về hậu qủa của cơn bão tuyết ở tỉnh Quebec, Canada, trong năm 1998 đối với phụ nữ mang thai và những đứa trẻ sinh ra sau cơn bão, tiến sỹ Suzanne King (2) cho biết những đứa trẻ sinh ra bởi những bà mẹ chịu nhiều căng thẳng nhất có chỉ số IQ thấp hơn 20 điểm so với những đứa trẻ sinh ra bởi những bà mẹ chịu ít căng thẳng trong cơn bão.

Tiến sỹ Janet DiPietro của trường ĐH John Hopkins nhận định rằng thái độ bi quan của người mẹ trong lúc mang thai là yếu tố lớn nhất của tình trang căng thẳng (stress) tâm lý và cũng là yếu tố sinh ra hoóc-môn stress, làm ảnh hưởng đến thai nhi. Khi người mẹ bị căng thẳng lúc mang thai thì nguy cơ sinh ra những đứa trẻ cáu cẳn cao.

Trong một nghiên cứu khác, tiến sỹ Bernie Devlin của trường ĐH Pittsburg cho rằng gien có it´ ảnh hưởng về chỉ số thông minh của trẻ hơn là môi trường trong bụng mẹ. Sự kết hợp giữa stress, chế độ ăn uống, và chất độc hại có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số thông minh của trẻ em.

Mặc dù chỉ số thông minh bị ảnh hưởng bởi tình trạng tâm lý của người mẹ trong lúc mang thai, nhưng đó không có nghĩa là không có cách nào để biến những đứa trẻ không thông minh thành những con người biết yêu thương và có trách nhiệm với bản thân, gia đình, và xã hội.

Yêu thương vô điều kiện, chăm sóc tận tâm

Những người thông minh không hẳn là những người có khả năng xây dựng một xã hội văn minh, nhưng ngược lại, những người không có chỉ số IQ cao lại có khả năng làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Điều quan trọng là chúng ta phải nhận biết được giá trị nào cao hơn.

Có nhiều nghiên cứu khoa học đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tình yêu và sự chăm sóc của người mẹ đối với sự phát triển não bộ và sự trưởng thành tính cách của đứa trẻ.

nuôi con, dạy con, làm mẹ, giáo dục

Khi người chăm sóc (cụ thể là cha, mẹ) luôn đáp ứng mọi nhu cầu của đứa trẻ, thì sự tin tưởng và mối quan hệ thân thiết được hình thành. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trẻ con mới sinh ra đã biết học và cảm nhận. Một đứa trẻ sinh đủ tháng đã được “lập trình” để thiết lập mối quan hệ với cha mẹ qua việc khóc, cười, o oe, tìm vú mẹ, nhìn vào mắt người chăm sóc chúng. Khi người chăm sóc (cụ thể là cha, mẹ) luôn đáp ứng mọi nhu cầu của đứa trẻ, thì sự tin tưởng và mối quan hệ thân thiết được hình thành.

Mối quan hệ này rất quan trọng trong hai năm đầu đời của đứa trẻ.

Nếu mối quan hệ này khăng khít thì đưá trẻ sẽ trở nên tự tin, có khả năng tập trung cao trong học tập, và khi trưởng thành sẽ có thái độ tích cực về các mối quan hệ.

Tình yêu của người mẹ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bán cầu đại não của đứa trẻ. Một nghiên cứu khoa học (3)  dùng máy MRI để chụp não cho thấy, những đứa trẻ có những người mẹ yêu thương và chăm sóc thường có bán cầu đại não to hơn 10% so với những đứa trẻ không có được sự yêu thương, chăm sóc của người mẹ. Bán cầu đại naõ to hơn tức là bộ nhớ tốt hơn.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng, những đứa trẻ được mẹ chăm sóc và giúp đỡ có tính kiên trì cao hơn so với những đứa trẻ không được mẹ chăm sóc, giúp đỡ.

Vậy, yêu thương và chăm sóc con trẻ như thế nào để chúng trở thành những người tự tin, tự lập, biết yêu thương nhân loại, có tính kỷ luật cao, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng?

Lúc nào cũng kè kè bên con, giục con ăn, giục con ngủ, giục con học, và bất kể việc gì cũng làm hộ con thì có mang lại kết quả không?

(còn tiếp)

Theo Hien Nguyen(Chuyên gia nghiên cứu về giáo dục tại British Columbia, Canada)/VietNamnet

Chú thích:

(1)  https://www.schizophrenia.com/prev4.htm

(2) https://www.mcgill.ca/reporter/34/13/king/

(3)https://www.livescience.com/18196-maternal-support-child-brain.html



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.