- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phụ huynh nghèo toát mồ hôi lo con trượt lớp 10 công lập
Gần 10.000 học sinh lớp 9 tại TP.HCM không có suất vào lớp 10 công lập đồng nghĩa với việc ngần đấy em sẽ phải học tại các trường ngoài công lập dân lập với mức học phí đắt đỏ.
Căn cứ vào quyết định của UBND TP.HCM, học phí trường THPT công lập khu vực nội thành là 120 nghìn đồng/tháng, ngoại thành là 100.000 đồng/ tháng. Học phí Trung tâm giáo dục thường xuyên nội thành là 180 nghìn đồng/ tháng, ngoại thành là 150 nghìn đồng/ tháng.
Từ ngày 11/6, tại TP.HCM diễn ra kỳ thi tuyển sinh lớp 10. |
Trong khi đó, học phí các trường tư thục cao hơn nhiều lần. Thuộc diện học phí thấp nhất ở khối tư thục có các trường như Trường THPT Vạn Hạnh (Quận 10) học 2 buổi/ ngày với học phí gần 2 triệu đồng/ tháng. Trường THPT Hòa Bình (Quận 10) mức học phí từ 1 – 1,8 triệu đồng/ tháng tùy theo học bán trú hay học 2 buổi/ ngày. ..
Ở mức cao hơn, Trường THPT Đức Trí (Quận Phú Nhuận ) có mức học phí nội trú là 4,2 triệu đồng/ tháng,bán trú là 1,3 triệu đồng/ tháng, học 2 buổi là 3 triệu đồng/ tháng. Trường THPT Nguyễn Khuyến (Quận Tân Bình) có học phí từ 1, 5 – 4 triệu đồng/ tháng tùy hình thức học nội trú, bán trú hay 2 buổi/ ngày. Trường THPT Khai Minh (Quận Tân Phú) cũng có mức học phí tương tự…
Chính vì vậy, nỗi lo con không vào được trường công đè nặng lên tâm trí của những phụ huynh làm công việc chân tay.
Mấy ngày nay, chị Phạm Thị Tâm (phường Linh Tây, Quận Thủ Đức) đứng ngồi không yên vì con gái chị, cháu Vũ Thuỳ Linh sắp thi vào lớp 10.
Gia đình chị Tâm quê ở An Giang nhưng lên thành phố lập nghiệp đã được 6 năm. Hằng ngày, chị bán hủ tiếu gõ, còn chồng chị sửa giày dép đầu ngõ. Theo bố mẹ, hai con của anh chị cũng lên thành phố học tập trên này. Hiện tại Linh đang ôn thi vào lớp 10, sau Linh là em trai đang học lớp 6.
"Lâu nay, hai đứa học trường công nên chúng tôi tằn tiện, bóp chét cũng lo được. Ngoài tiền học cho các con, tiền ăn hằng ngày, tiền nhà trọ... nên cũng chẳng dư dật được đồng nào” – chị Tâm cho biết.
Chị Tâm nói tiếp"Con Linh mà học công lập tôi còn lo được, chứ học dân lập thì tiền đâu. Mấy ngày nay tôi ngay ngáy, chỉ mong con thi thuận buồm xuôi gió, được học hành đến nơi đến chốn, sau này đỡ khổ, chứ tuổi này đi làm thuê cũng khổ lắm. Tôi lo chỉ cái "nghiệp" làm mướn vận vào nó”.
Đưa đón con đi học thêm, chuẩn bị kiến thức cho các kỳ thi căng thẳng |
Với anh Phạm Xuân Hinh,chạy xe ôm ở Bến xe Miền Đông, đang ở tại Phường 13, Quận Bình Thạnh, thì việc con trai út thi vào lớp10 trở thành nỗi lo lắng của cả nhà.
Anh Hinh cho biết, bà xã anh bệnh tim nên không làm gì. Hai con gái lớn đã lấy chồng nhưng nhà nghèo nên không giúp được gì. Anh trở thành bờ vai cho cả nhà.
"Ngày nào đông khách, tôi còn lo đủ cho cả nhà. Chạy xe cũng ngày no, ngày đói lắm. Giờ thắng út đi thi, tôi lo lắm. Nó mà không đỗ công lập thì tôi chết"
Anh Hinh cũng nói thêm "Nhìn thằng con bà chủ chỗ tôi trọ mà sợ. Năm ngoái thằng bé ấy thi vào lớp10, nhưng học hành chểnh mảng nên không đỗ công lập. Bà ấy cho nó học dân lập, mỗi tháng hết cả chục triệu. Nhà họ có điều kiện, chừng đó không đáng là bao, chứ mình chỉ còn nước bắt con bỏ học".
Cùng làm nghề xe ôm, anh Văn Đức thường đứng chờ khách trên đường Hoàng Hoa Thám, Quận Tân Bình. Anh Đức nhấp nhổm không yên cũng vì cậu con trai sẽ thi vào lớp 10 vào cuối tuần này.
Cả hai vợ chồng cùng là dân lao động nên thời gian dành cho con không nhiều. “Lâu nay nó tự học tự lên lớp. Tôi biết sức học của nó bình thường, nhưng vì học cấp 1, cấp hai đều được vào trường công nên vợ chồng tôi cũng để nó tự xoay xở vì chúng tôi vừa không có thời gian, vừa chẳng biết đâu mà chỉ bào.
Chỉ đến bây giờ, nghĩ đến việc nếu nó không vào được trường công lập nào mà phải vào dân lập, mỗi tháng đóng vài triệu đồng tiền học tiền ăn, hai vợ chồng mới hoảng”.
Cùng cảnh “lo ngay ngáy”như anh Đức là chị Nguyễn Thị Lan. Chị Lan làm nghề dọn dẹp thuê theo giờ, mỗi giờ được 30 nghìn đồng, thu nhập hơn 200 nghìn đồng/ ngày. Với 3 đứa con đang tuổi đi học và người chồng công ăn việc làm không ổn định thì mối lo đóng tiền triệu cho con học cấp 3 hàng tháng cũng làm chị Lan toát mồ hôi.
“Tối nào về tôi cũng giục nó ôn bài đi, thương mẹ thì cố mà vào trường công. Nó cũng hứa là sẽ cố gắng, nhưng tôi lo lắm” – chị Lan tâm sự.
Còn anh Nguyễn Duy Hải, ba năm nay để lo cho con lớn Nguyễn Duy Hùng theo học cấp 3 dân lập là cả một cố gắng lớn. Để đủ tiền học cho con, ngoài công việc bốc vác ở chợ đầu mối Thủ Đức,anh kiêm luôn chân trông xe cho quán cà phê buổi tối. Giờ con thứ vào lớp 10 anh cũng đứng ngồi không yên.
"Tôi đang mừng vì thằng lớn đã tốt nghiệp nhưng nghĩ đến thằng bé tôi cũng lo. Giờ thằng bé mà nó cũng rớt như anh nó thì khổ lắm. Không cho con học không được. Chả nhẽ cũng để nó đi bốc vác như mình”…
Theo VietNamNet
-
Giáo dục15 giờ trướcSau vụ việc 132 học sinh Trường Mầm non Hoa Sen nghỉ học liên quan đến suất ăn bán trú, hiện tại, hầu hết các em đã đi học đầy đủ trở lại.
-
Giáo dục20 giờ trướcTừ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
-
Giáo dục22 giờ trướcNữ sinh lớp 8 tại Đắk Nông đã vỡ òa hạnh phúc khi nhận được quà kèm thư tay từ Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn sau chương trình phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em".
-
Giáo dục1 ngày trước24 tân sinh viên của Đại học Khoa học và Công nghệ Macau (Trung Quốc) bị phát hiện làm giả kết quả kỳ thi tốt nghiệp PTTH Hong Kong (HKDSE) để xét tuyển vào trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐể tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo cấp chứng chỉ ngoại ngữ đảm bảo công bằng, chống thi thay, thi hộ, Bộ GD&ĐT dự kiến bổ sung quy định cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi.
-
Giáo dục2 ngày trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục2 ngày trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục2 ngày trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục2 ngày trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục2 ngày trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục3 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục3 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục3 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục3 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.