Sinh viên có nguy cơ bị đuổi học có thể lên đến hơn 50.000 người

Tính trung bình mỗi trường ĐH – CĐ có khoảng 125 sinh viên có học lực yếu kém thì con số này của cả nước là hơn 50.000.

Tính trung bình mỗi trường ĐH – CĐ có khoảng 125 sinh viên có học lực yếu kém thì con số này của cả nước là hơn 50.000.

Mới đây, trường ĐH Tây Nguyên gấy sốc khi cảnh báo thôi học đối với hơn 1.000 sinh viên có học lực yếu và thường xuyên bỏ học. Con số này chiếm tỷ lệ 20% tổng số sinh viên trong trường.

Tuy nhiên, dựa theo khảo sát chung, tỷ lệ buộc thôi học ở các trường đại học không giống nhau.

Chia sẻ từ thầy Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, tỷ lệ sinh viên bị cảnh cáo đuổi học vào khoảng 10% trên tổng số đầu vào (ví dụ, năm 2014, tổng chỉ tiêu đầu vào khoảng 5.600 sinh viên, thì sẽ có khoảng 560 sinh viên nằm trong diện cảnh cáo.)

Khoảng 640000 sinh viên thuộc diện… bị đuổi học

Đuổi học sinh viên có học lực yếu kém là cần thiết

Tình trạng sinh viên bị cảnh cáo hay bị thôi học diễn ra phổ biến ở các trường: ĐH Sư phạm Hồ Chí Minh khoảng 500 em (năm 2013); ĐH Nông lâm TP.HCM khoảng 280 sinh viên; ĐH Ngân Hàng HCM cũng có tới 200 sinh viên nằm trong danh sách cảnh cáo đuổi học...

Như vậy, theo một giảng viên, nếu trung bình mỗi trường có 100 – 150 sinh viên có học lực yếu kém thì mỗi năm toàn quốc sẽ có khoảng 54.000 sinh viên yếu kém (tổng số 436 trường ĐH và CĐ – số liệu năm 2012), trên tổng số 2,3 triệu sinh viên cả nước.

Về quyết định cảnh cáo và buộc thôi học, hầu hết các trường đều áp dụng theo quy định chung của Bộ GD và ĐT.

Ông Nguyễn Tấn Vui - Hiệu trưởng Đại học Tây Nguyên - cho biết, đối với những em tự ý bỏ học nhiều hơn quy định hoặc có điểm trung bình chung học kỳ dưới 1,0 (tính theo thang điểm 4,0) sẽ bị đuổi học. Những sinh viên bị cảnh báo quá 2 lần mà không khắc phục sẽ bị buộc thôi học.

Đối với trường ĐH Xây dựng HN, thầy Phạm Xuân Anh, Phó Hiệu trưởng trường này cho biết, trước khi buộc thôi học chính thức, các em sinh viên có học lực yếu kém sẽ được cảnh báo ở các mức khác nhau (dưới 1,87 điểm; dưới 1,5 điểm và dưới 0,8 điểm).

Nếu cảnh cáo quá 2 lần mà sinh viên vẫn không cải thiện tình trạng học tập sẽ mời gia đình đến làm việc. Nếu tiếp tục không có kết quả tốt mới buộc thôi học hoàn toàn.

Khoảng 640000 sinh viên thuộc diện… bị đuổi học

Thầy Phạm Xuân Anh

Thầy Phạm Xuân Anh cho biết, nếu cùng lúc buộc thôi học 1.000 sinh viên thì có thể sẽ ‘gây sức nặng cho xã hội, đây là điều chúng ta không hề mong muốn’. Do đó, người quản lý cần xử lý linh hoạt, tạo điệu kiện cho các em phát huy tinh thần tự giác của mình.

Tuy nhiên, theo ĐH Tây Nguyên, việc cảnh cáo và đuổi học những sinh viên yếu kém là điều cần thiết, bởi một khi các em đã không thể tiếp thu được kiến thức hoặc không hứng thú với chuyện học hành thì có giữ lại trường cũng khó có thể phát triển được.

Trên thực tế, số sinh viên yếu kém ở các trường rất khác nhau. ĐH Ngoại thương và ĐH Thủy lợi Hà Nội, tỷ lệ sinh viên bị cảnh cáo về tình trạng học yếu kém là không đáng kể.

‘Thường khi các em chọn vào trường là đã xác định năng lực và học tập từ ban đầu nên tình trạng này xảy ra rất ít’, cô Lê Thị Thu Thủy – Trưởng phòng Đào tạo ĐH Ngoại Thương cho biết.

Đặng Hương Giang, Trưởng phòng Công tác chính trị sinh viên, ĐH Thủy lợi chia sẻ: đối với các quy định về điều kiện cảnh cáo học tập, các trường cần phải linh hoạt hơn trong việc tính điểm cho các em.

‘Khi quy đổi từ thang điểm 10 sang thang điểm 4 sẽ có nhiều sai số, để đảm bảo quyền lợi cho sinh viên, các trường có thể chia nhỏ thang điểm ra thành các mức B+, C+, D+, sau đó dần dần mới cải thiện và bỏ dần dần.

Bởi hầu hết những sinh viên gặp phải tình trạng này là sinh viên năm nhất, một phần là do mải chơi, một phần là do chưa quen với phương thức đào tạo tín chỉ.’

Khoảng 640000 sinh viên thuộc diện… bị đuổi học

Cô Đặng Hương Giang - Trưởng phòng Công tác chính trị sinh viên ĐH Thủy lợi

Cô Giang còn cho biết thêm, tại trường ĐH Thủy Lợi đã thành lập đội ngũ cố vấn, thường xuyên thông báo lộ trình học, phương pháp học để các em sinh viên có thể hiểu rõ vấn đề và xác định được mục tiêu học tập của mình.

Trong khi đó, không ít giảng viên cho rằng, việc đuổi học, cảnh cáo những sinh viên yếu kém là điều cần thiết đối với những trường đại học để nâng cao chất uy tín, nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời, nâng cao ý thức học tập và tinh thần tự giác của sinh viên.

Theo Baodatviet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.