Tiếng Anh thiếu nhi: Mục tiêu đúng sẽ có nhiều tài năng

Dạy tiếng Anh cho trẻ em tưởng dễ mà hóa khó. Nhiều người nghĩ đơn thuần đó chỉ là việc cho trẻ em tiếp xúc với người nước ngoài, học một ít từ vựng đơn giản và giao tiếp vui vẻ thế là ổn nhưng không hẳn như vậy.

Dạy tiếng Anh cho trẻ em tưởng dễ mà hóa khó. Nhiều người nghĩ đơn thuần đó chỉ là việc cho trẻ em tiếp xúc với người nước ngoài, học một ít từ vựng đơn giản và giao tiếp vui vẻ thế là ổn nhưng không hẳn như vậy.

>>Trường chuyên: Nơi gửi gắm 'đặc quyền' của những nhà có điều kiện?
>>Dạy trẻ tiếng Anh: Nếu bạn không giỏi, hãy tự tin học cùng con!

Nếu biết tận dụng, “tuổi thơ” là một khoảng thời gian rất quý báu để chúng ta có thể trang bị cho các bé một nền tảng tiếng Anh thực chất sâu và rộng đi kèm các kỹ năng thực hành một cách đầy đủ nhất.

Nếu chúng ta phát hiện sớm và nuôi dưỡng những tài năng tiếng Anh thì tương lai sẽ có được một thế hệ trẻ xuất sắc về ngôn ngữ, thậm chí cả những nhà văn sáng tác bằng tiếng Anh.

Dạy tiếng Anh cho trẻ em tưởng dễ mà hóa khó

Việc xác định đúng mục tiêu quan trọng hàng đầu trong việc dạy và học tiếng Anh cho trẻ em sẽ là kim chỉ nam cho cả một thế hệ. Tại sao lại là cả một thế hệ? Chúng ta hãy nhớ tới việc dạy và học tiếng Anh ngữ pháp đang thống trị tại Việt nam qua nhiều thế hệ: chỉ làm bài tập ngữ pháp (thứ tiếng Anh thụ động trong trường phổ thông) hoặc tập trung vào giao tiếp (thứ tiếng Anh vui vẻ ở các trung tâm). Các mục tiêu quan trọng khi dạy và học tiếng Anh chưa được xác định một cách đúng đắn.

Kết quả là:

- Học sinh phổ thông học tiếng Anh sau gần chục năm không thể sử dụng tiếng Anh.

- Trẻ em sau nhiều năm tuổi thơ đi học tiếng Anh giao tiếp vẫn chỉ là giao tiếp cơ bản. Không thể viết tiếng Anh; không thể đọc truyện tiếng Anh và không thể tranh luận các chủ đề bằng tiếng Anh.

Dựa vào kinh nghiệm học tập tại nước ngoài và giảng dạy nhiều năm, tôi cho rằng, 3 mục tiêu quan trọng nhất của việc dạy và học tiếng Anh thiếu nhi là :

Đôi tai nghe tiếng Anh tự nhiên - Phát âm chuẩn - Tư duy ngôn ngữ bằng tiếng Anh

Rèn cho bé đôi tai nghe tiếng Anh tự nhiên từ bé sẽ giúp bé nhận biết thứ tiếng Anh mà bé đang nghe là thứ tiếng Anh chuẩn của người bản xứ với ý thức rõ ràng về cái gọi là ACCENT (ngữ điệu) trong tiếng Anh.

Khi mang tiếng Anh tới cho bé chúng ta phải lựa chọn các bài nghe được nói và kể bằng thứ tiếng Anh vừa phải CHUẨN lại vừa phải HAY. CHUẨN thì không khó nếu đó là chất giọng của người bản xứ nhưng chọn lựa ra được chất giọng tiếng Anh HAY là cả một vấn đề đòi hỏi chúng ta - nếu ở tư cách là những người dẫn dắt bé - phải có sự am tường và cảm nhận tinh tế về chất giọng ngay cả của người bản xứ.

Một khi các bé đã được “tắm” trong môi trường NGHE tiếng Anh đều đặn và chuẩn thì kỹ năng phát âm sẽ theo đó mà hình thành vì bản chất của phát âm là thẩm thấu vô thức rồi sau đó bắt chước theo.


“Tuổi thơ” là một khoảng thời gian rất quý báu để chúng ta có thể trang bị cho các bé một nền tảng tiếng Anh thực chất sâu và rộng...

Hình thành tư duy ngôn ngữ cho bé bằng tiếng Anh là một công việc không được coi trọng và đã bị bỏ qua suốt nhiều thập kỉ trong công tác đào tạo tiếng Anh cho học sinh phổ thông. Học sinh Việt Nam hầu như không có tư duy tiếng Anh nên khi nói và viết đều nghĩ bằng tiếng Việt trước rồi mới chuyển sang Tiếng Anh.

Những bài viết của đa số học sinh, kể cả các em rất giỏi tiếng Anh vẫn đậm chất tiếng Việt về tư duy diễn đạt. Cách dùng từ và diễn đạt không thoát ra khỏi tư duy tiếng Việt và mãi không thể đạt được phong cách giản dị mà hay và hiệu quả của người bản xứ.

Điều đáng chú ý là các bài viết luận của các bạn học sinh Việt Nam giỏi tiếng Anh luôn được viết theo kiểu PHỨC TẠP về ngôn ngữ chứ không đạt được sự GIẢN DỊ và LINH HOẠT của thứ tiếng Anh viết của người bản xứ.

Mời các bạn theo dõi tiếp bài viết Tiếng Anh thiếu nhi: Phương pháp trụ cột trong dạy và học.

Nguyễn Tuấn Hải/VietNamNet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.